Hướng dẫn thủ tục đăng ký thương hiệu

Nên đăng ký thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn.

Bảo hộ nhãn hiệu độc quyền

Hãy đến Công ty Vihaco Việt Nam, chung tôi sẽ tư vấn miễn phí cho doanh nghiệp của bạn về thủ tục bảo hộ nhãn hiệu.

Bảo hộ quyền tác giả - tác phẩm

Một tác phẩm đẹp không thể không có bảo hộ thương hiệu.

Đại diện sở hữu trí tuệ Vihaco Việt Nam

Những thương hiệu nổi tiếng mang tầm quốc tế, mà chúng tôi đã từng đăng ký.

Đăng ký logo - quyền tác phẩm

Với đội ngũ luật sư có nhiều năm kinh nghiệm.

Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2024

Đăng ký thương hiệu cá nhân cho sản phẩm yến sào tại Kiên Giang

 Yến sào là một trong những món ăn mệnh danh là “Bát Trân” có nghĩa là 8 món ăn quý và bổ dưỡng nhất. Yến sào có tác dụng giúp bổ phổi, cường thân, tăng cường hệ miễn dịch, đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào, giúp người bệnh nhanh phục hồi, thậm chí còn hỗ trợ bệnh nhân AIDS chống lại virus HIV. Tổ yến được khai thác trên các vách núi cao và tổ yến được làm bằng nước bọt vào mùa sinh sản từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm tại các hóc đá. Khi các tổ yến được xây dựng xong thì chim yến sẽ đẻ khoảng 2 trứng và những quả trứng được nở thành con, con sinh sống trong tổ 30-45 ngày trước khi rời tổ đi. Người địa phương tại các quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Malaysia, Indonesia đã phát hiện ra được những yếu tố bổ dưỡng trong tổ yến cách đây khoảng 400 năm và mỗi vùng miền đều có những đặc trưng riêng và hương vị khác nhau từ những món ăn được chế biến từ Yến Sào. Và mỗi chủ thể khai thác đều có những bí quyết, phương pháp bí truyền từ đời xưa đến nay chính vì vậy nó đã tạo ra nhiều thương hiệu nổi tiếng liên quan đến Yền Sào, giá của món Yến Sào tại Hồng Kong có giá khoảng 60 USD. Chính vì vậy, các thương hiệu liên quan đến Yến Sào cần được đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Phát triển thương hiệu trong và ngoài nước.

dang-ky-thuong-hieu-ca-nhan-cho san-pham-yen-sao-tai-kien-giang
ĐĂNG KÝ THƯƠNG HIỆU CHO SẢN PHẨM YẾN SÀO

Đăng ký bản quyền thương hiệu là công việc rất cần thiết để xác lập quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức đối với nhãn hiệu. Khi có hành vi xâm phạm thương hiệu của doanh nghiệp, pháp luật sẽ can thiệp bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp để đảm bảo chủ sở hữu duy nhất có thể sử dụng thương hiệu chính là người đã đăng ký bản quyền thương hiệu. Vihabrand chuyên cung cấp dịch vụ đăng ký thương uy tín nhất tại Việt Nam nói chung và tại Kiên Giang nói riêng.

Để nhãn hiệu có thể được cấp văn bằng bảo hộ độc quyền, thủ tục nộp đơn đăng ký nhãn hiệu được thực hiện thông qua các bước cụ thể là:

Bước 1: Lựa chọn đơn vị tư vấn

- Khi thực hiện việc tra cứu và đăng ký nhãn hiệu thì việc lựa chọn đơn vị tư vấn là rất quan trọng.

- Không phải công ty luật, đơn vị tư vấn nào cũng là Tổ chức Đại diện Sở hữu trí tuệ.

- Các đơn vị tư vấn là Đại diện Sở hữu trí tuệ mới thực sự là các đơn vị có chuyên môn và kinh nghiệm để tư vấn, đánh giá tốt nhất khả năng nhãn hiệu thành công khi đăng ký.

- Các đơn vị đại diện Sở hữu trí tuệ sẽ hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến phản đối đơn, từ chối đơn của Quý khách hàng trong quá trình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.

- Tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ có chức năng ký đơn thay cho chủ đơn và đại diện chủ đơn làm việc với Cục Sở hữu trí tuệ để đảm bảo tối đa quyền lợi cho khách hàng.

Công ty luật Vihabrand là một tổ chức Đại diện Sở hữu trí tuệ nên quý khách hàng sẽ được đảm bảo mọi quyền lợi khi sử dụng dịch vụ về đăng ký nhãn hiệu của chúng tôi.

Bước 2: Lựa chọn nhãn hiệu và sản phẩm, dịch vụ cho nhãn hiệu

- Lựa chọn nhãn hiệu: Chọn mẫu nhãn hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ. Nhãn hiệu được lựa chọn không tương tự nhãn hiệu khác đã đăng ký, nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu là các dấu hiệu mô tả không có khả năng cấp bằng bảo hộ.

- Lựa chọn danh mục sản phẩm đăng ký: Bạn cần lựa chọn danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu theo hướng dẫn nêu trên. Phân nhóm sản phẩm, dịch vụ cần thực hiện theo Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu Ni-xơ.

Bước 3: Tra cứu nhãn hiệu

Lợi ích của việc tra cứu nhãn hiệu

- Để thực hiện thành công việc đăng ký nhãn hiệu, tức nhãn hiệu đăng ký có thể được cấp văn bằng bảo hộ, chủ thể nộp đơn đăng ký trước khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu, doanh nghiệp nên thực hiện thủ tục tra cứu nhãn hiệu.

- Việc tra cứu nhãn hiệu nhằm xác định khả năng đăng ký của nhãn hiệu so với các nhãn hiệu cùng loại đã được đăng ký tại cơ quan Sở hữu trí tuệ hay chưa?

- Sau khi có kết quả tra cứu nhãn hiệu, chủ đơn sẽ cân nhắc quyết định nên hay không nên đăng ký nhãn hiệu đã được tra cứu.

- Việc tra cứu nhãn hiệu còn góp phần xác định khả năng nhãn hiệu có thể được cấp văn bằng bảo hộ hay không?

- Nếu xác định nhãn hiệu không có khả năng được cấp văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu nên cân nhắc phương án sửa đổi để có thể được cấp bảo hộ độc quyền.

- Tra cứu nhãn hiệu tránh được thời gian sau khi xét nghiệm dài chờ đợi nhưng không đem lại kết quả mong đợi của chủ đơn đăng ký.

Tài liệu cần chuẩn bị khi tra cứu nhãn hiệu

Để thực hiện việc tra cứu nhãn hiệu Quý khách hàng chỉ cần cung cấp cho Luật Vihabrand :

- Mẫu nhãn hiệu;

- Danh mục sản phẩm dịch vụ cần tra cứu và đăng ký.

Tra cứu nhãn hiệu sơ bộ

- Khách hàng có thể tự tra cứu nhãn hiệu qua website: https://ipvietnam.gov.vn/ hoặc trang của wipo.

- Thông qua Đại diện sở hữu trí tuệ Vihabrand tiến hành tra cứu để đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu;

- Thời gian tra cứu sơ bộ là 01 ngày kể từ khi khách hàng cung cấp nhãn hiệu, danh mục sản phẩm, dịch vụ;

- Sau khi tra cứu sơ bộ mà nhận thấy nhãn hiệu không có khả năng đăng ký cho nhãn hiệu luật sư Vihabrand sẽ đưa ra các đối chứng liên quan để tìm giải pháp cho nhãn hiệu có khả năng cấp văn bằng bảo hộ. Nếu có khả năng đăng ký nhãn hiệu Luật Vihabrand sẽ tiến hành tra cứu chuyên sâu và mất phí tra cứu.

Tra cứu chuyên sâu

- Sau khi tiến hành tra cứu sơ bộ nhãn hiệu cho thấy có khả năng đăng ký. Chủ nhãn hiệu yêu cầu tra cứu chuyên sâu để đánh giá cao nhất khả năng cấp văn bằng bảo hộ. Đây không phải là bước bắt buộc, tuy nhiên nên thực hiện để tăng khả năng đăng ký thành công và tiết kiệm thời gian.

- Tra cứu chuyên sâu là thủ tục hoàn toàn tự nguyện của người nộp đơn. Chủ đơn nên tiến hành thủ tục này vì đây là bước quan trọng để đánh giá nhãn hiệu có nên nộp đơn đăng ký bảo hộ hay không.

- Việc tra cứu nhãn hiệu cũng chỉ mang tính chất tham khảo và không là căn cứ để cấp hay không cấp văn bằng. Vì, một phần liên quan đến quyền ưu tiên khi đăng ký như đã trình bày mục trên.

- Thời gian tra cứu chuyên sâu: 01-03 ngày.

- Kết quả tra cứu nhãn hiệu: Bản thông báo kết quả tra cứu nhãn hiệu và tư vấn đánh giá tính khả thi, hướng dẫn cách thức thực hiện thủ tục đăng ký.

Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký

Sau khi tra cứu chuyên sâu và nhãn hiệu được đánh giá là có khả năng đăng ký chủ đơn tiến hành nộp hồ sơ đăng ký. Ngay khi nộp đơn đăng ký chủ đơn đã phải nộp lệ phí đăng ký như sau:

Lệ phí nộp đơn đăng ký cho 01 nhóm sản phẩm, dịch vụ

Đối với đơn có 01 nhóm sản phẩm, dịch vụ và mỗi nhóm hàng hóa, dịch vụ chỉ có gồm 06 sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trở xuống:

- Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng/đơn;

- Phí thẩm định nội dung: 550.000 đồng;

- Phí tra cứu phục vụ thẩm định nhãn hiệu: 180.000 đồng;

- Phí phâm loại quốc tế: 100.000 đồng;

- Phí thẩm định quyền ưu tiên: 600.000 đồng;

- Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 120.000 đồng;

- Lệ phí công bố nhãn hiệu: 120.000 đồng;

- Lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng;

Lệ phí nộp đơn gồm nhiều nhóm sản phẩm, dịch vụ

- Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ bảo hộ tăng thêm, lệ phí cấp giấy chứng nhận tăng thêm: 100.000 đồng;

- Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký bảo hộ có trên 6 sản phẩm/dịch vụ đăng ký, phí phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi cộng thêm:

   + Phí thẩm định nội dung: 120.000 đồng

   + Phí phân loại quốc tế: 20.000 đồng

   + Phí tra cứu phục vụ thẩm định nhãn hiệu: 30.000 đồng.

Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ, thu lệ phí đăng ký tại Việt Nam: Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Bước 5: Thẩm định hình thức đơn đăng ký

- Thời hạn thẩm định hình thức đơn nhãn hiệu01 tháng kể từ ngày nộp đơn.

- Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…

- Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.

- Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Chủ đơn, đại diện chủ đơn tiến hành sửa đổi theo yêu cầu. Sau đó, tiến hành nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ và nộp lệ phí bổ sung nếu phân loại nhóm sai.

Bước 6: Công bố đơn

- Thời hạn công bố đơn nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.

- Nội dung công bố đơn bao gồm: Các thông tin về đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ.

- Hình thức công bố: Trang website của Cục Sở hữu trí tuệ và Công báo Sở hữu công nghiệp.

Bước 7: Thẩm định nội dung đơn

- Thời hạn thẩm định nội dung: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.

- Cục Sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu. Trên cơ sở đó, Cục Sở hữu trí tuệ có những đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký. Nếu đơn đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu.

- Nếu đơn không đáp ứng đủ điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký. Chủ đơn nhãn hiệu xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ. Chủ đơn đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của mình.

Bước 8: Nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ

Sau khi nhận được thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ, chủ đơn tiến hành nộp lệ phí cấp bằng.

- Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 120.000 đồng.

- Lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng;

- Phí công bố: 120.000 đồng;

- Nếu đơn đăng ký có nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ thì khi nộp lệ phí cấp bằng sẽ tăng thêm là: 100.000 đồng/1 nhóm.

Bước 9: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Sau khi chủ nhãn hiệu đã thực hiện nộp lệ phí vấp văn bằng. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu trong khoảng thời gian từ 2-3 tháng kể từ ngày đóng lệ phí.

Phân nhóm sản phẩm, dịch vụ cho nhãn hiệu

Phân nhóm hàng hoá, dịch vụ theo Bảng phân loại Ni-xơ khi đăng ký nhãn hiệu là việc quan trọng. Mỗi nhãn hiệu đăng ký sẽ tương ứng với những nhóm dịch vụ hoặc hàng hoá. Để phân loại được nhóm hàng hoá, dich vụ phải dựa vào chuyên môn về nhãn hiệu. Theo đó, khi phân nhóm nhãn hiệu cần lưu ý:

- Phân nhóm nhãn hiệu được dựa theo Bảng phân loại quốc tế Ni-xơ về nhãn hiệu.

- Hầu hết việc đăng ký nhãn hiệu của các nước trên thế giới đều áp dụng bảng phân loại này.

- Có rất nhiều loại hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Nhưng, hàng hoá dịch vụ theo Bảng phân loại Ni-xơ nhãn hiệu cũng chỉ có tất cả 45 nhóm. Trong đó, có 34 nhóm cho hàng hóa và 11 nhóm cho dịch vụ.

- Phân nhóm nhãn hiệu khác so với mã ngành nghề ghi tại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Tại Việt Nam, tính phí đăng ký căn cứ theo nhóm hàng hóa, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu. Như vậy, một đơn đăng ký càng nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ sẽ càng nhiều phí.

- Một nhãn hiệu có thể đăng ký cho nhiều loại hàng hoá, dịch vụ.

Dịch vụ tư vấn đăng ký nhãn hiệu của Công ty luật Vihabrand

- Tư vấn pháp luật về điều kiện đăng ký nhãn hiệu.

- Tư vấn tính khả thi được cấp văn bằng bảo hộ độc quyền của nhãn hiệu.

- Miễn phí tra cứu sơ bộ nhãn hiệu.

- Tra cứu chính thức nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ – chi phí độc lập.

- Tư vấn quy trình, thủ tục đăng ký nhãn hiệu.

- Soạn thảo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu.

- Đại diện đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng trong quá trình đăng ký nhãn hiệu.

- Nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình đăng ký, xét nghiệm đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ.

- Đại diện cho khách hàng trong toàn bộ quá trình xác lập quyền và phúc đáp công văn trao đổi với Cục Sở hữu trí tuệ về việc đăng ký nhãn hiệu.

- Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

- Phản đối, khiếu nại các nội dung liên quan đến đơn đăng ký nhãn hiệu.

- Nhận văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chuyển lại cho khách hàng.

Vihabrand chuyên cung cấp dịch vụ Chuyên hỗ trợ pháp lý và dịch vụ tư vấn cấp Giấy phép kinh doanh, Bảo hộ thương hiệu, Kiểm nghiệm, Công bố chất lượng sản phẩm, Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate), Chứng nhận lưu hành tự do (CFS), Mã số mã vạch, Giấy chứng nhận ISO, HACCP, hồ sơ PCCC, Dịch vụ báo cáo thuế, Giấy phép lao động và còn nhiều lĩnh vực pháp lý khác mà Vihabrand có thể hỗ trợ bạn. Để được tư vấn thêm về dịch vụ đăng ký thương hiệu cá nhân cho sản phẩm yến sào tại Kiên Giang, quý khách hàng vui lòng liên hệ

CÔNG TY TNHH QUẢN TRỊ TÀI SẢN TRÍ TUỆ VIHABRAND

Địa chỉ trụ sở: 20/1/6 Đặng Thùy Trâm, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh.

Điện thoại: (028) 62758 518 - 0934186339                        Email: cskh.vihabrand@gmail.com

Website.https://dangkythuonghieu.org

Hotline: 0933 502 255 – 0934 186 339

 để được hỗ trợ và tiến hành các thủ tục pháp lý nhanh nhất và hiệu quả nhất. 

 Hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng!

 Xin chân thành cảm ơn quý khách ghé thăm!


Thứ Hai, 29 tháng 7, 2024

DỊCH VỤ CẤP CHỨNG CHỈ ISO 9001:2015

 Chứng nhận ISO 9001:2015 được coi là một chuẩn mực về chất lượng trên toàn thế giới, áp dụng cho nhiều loại hình doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực khác nhau, góp phần cải thiện các quy trình nội bộ và nâng cao uy tín cũng như thương hiệu của doanh nghiệp trong ngành sản xuất kinh doanh của họ. ISO 9001: 2015 là chứng nhận tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng được áp dụng cho tất cả các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở hoạt động ở tất cả các lĩnh vực từ đơn vị sản xuất, kinh doanh dịch vụ cho tới hành chính công…Phiên bản ISO 9001:2015 là phiên bản mới nhất được Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế ban hành.

dich-vu-cap-chung-chi-chung-nhan-iso-9001-2015-tron-goi-tai-tphcm
DỊCH VỤ CẤP CHỨNG CHỈ ISO 9001:2015

Thông tin chung về giấy chứng nhận ISO 9001:2015

- Hệ thống quản lý chất lượng ISO (tiếng Anh là Quality management system – QMS) bao gồm các yêu cầu về quy trình thực hiện, cách thức vận hành nhằm đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn ISO;

- Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 có khá nhiều phiên bản (ISO 9001:1987, ISO 9001:1994, ISO 9001:2000, ISO 9001:2008, ISO 9001:2015) nhưng hiện tại chỉ còn phiên bản mới nhất ISO 9001:2015 (chứng chỉ ISO 9001:2015) có giá trị sử dụng;

- Giấy chứng nhận ISO 9001:2015 thuộc tiêu chuẩn quốc tế, được cấp bởi tổ chức chứng nhận ISO dựa trên tiêu chuẩn ISO, là yêu cầu cơ bản và tổng quan cho 1 hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức, doanh nghiệp hoạt động sản xuất và kinh doanh thương mại;

- Tổ chức, doanh nghiệp được chứng nhận đạt chuẩn ISO 9001:2015 có nghĩa là sản phẩm, dịch vụ của tổ chức, doanh nghiệp đạt yêu cầu để cung cấp ra thị trường. Đồng thời, chứng chỉ ISO 9001:2015 đánh giá khả năng của tổ chức, doanh nghiệp về việc phát huy và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động. 

Quy trình, thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận ISO 9001:2015

Để được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng chuẩn ISO 9001:2015, về cơ bản bao gồm các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Thu thập thông tin và đăng ký chứng nhận ISO 9001:2015;

Giai đoạn 2: Khảo sát đánh giá và xác định tổng quan, bao gồm:

- Khảo sát hệ thống quản lý và đánh giá theo tiêu chuẩn ISO 9001;

- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức trong công ty;

- Quy định quyền hạn, trách nhiệm của lãnh đạo, bộ phận điều hành ISO 9001;

- Phân bổ chức năng và nhiệm vụ cho các phòng, ban;

- Quy định quyền và nghĩa vụ cho từng chức danh dựa trên năng lực.

Giai đoạn 3: Xây dựng và áp dụng hệ thống tài liệu, bao gồm:

- Xác định các đối tượng tài liệu, hồ sơ cần xây dựng văn bản hóa;

- Lập cấu trúc và xây dựng hệ thống tài liệu;

- Áp dụng hệ thống quản lý.

Giai đoạn 4: Xem xét và đánh giá hệ thống;

Giai đoạn 5: Cấp chứng chỉ, giấy chứng nhận ISO 9001:2015.

Các lợi ích khi được chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015

6 quyền lợi của tổ chức, doanh nghiệp khi được chứng nhận đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015, cụ thể:

- Hệ thống, quy trình, bộ máy tổ chức được cải thiện liên tục và hiệu quả hơn;

- Tăng lòng tin của khách hàng khi chọn lựa sử dụng sản phẩm, dịch vụ;

- Tăng mức độ uy tín và nâng cao định vị thương hiệu của sản phẩm, dịch vụ trên thị trường;

- Tạo điều kiện đẩy mạnh truyền thông và các chiến dịch quảng bá cho sản phẩm, dịch vụ;

- Đối với các trường hợp đấu thầu trong lĩnh vực công như cầu, đường, viễn thông… chứng nhận ISO là điều kiện bắt buộc để tham gia đấu thầu.

- Là cơ sở chắc chắn và đáng tin cậy để khẳng định với người tiêu dùng chất lượng của sản phẩm, dịch vụ.

Nói cách khác, giấy chứng nhận, chứng chỉ ISO 9001:2015 là cầu nối mang người tiêu dùng đến với tổ chức, doanh nghiệp và mang thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của tổ chức, doanh nghiệp vươn xa hơn. 

Các điều khoản, tiêu chuẩn ISO 9001:2015

Ngoài các thông tin trên, bạn còn cần lưu ý các quy định pháp lý liên quan như sau: 

- Chứng nhận ISO 9001:2015 có hiệu lực trong 3 năm;

- Tổ chức, doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận ISO 9001:2015 sẽ phải đóng phí duy trì hằng năm;

- Sau khi được chứng nhận ISO 9001:2015, tùy vào từng tổ chức chứng nhận ISO mà chu kỳ giám sát có thể là 6 tháng, 9 tháng hoặc 12 tháng;

- Hết thời hạn sử dụng (sau 3 năm), tổ chức, doanh nghiệp có thể đăng ký đánh giá lại tiêu chuẩn ISO 9001:2015 nếu vẫn muốn được chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng. Quy trình đánh giá lại chứng nhận ISO 9001:2015 tương tự như cấp chứng nhận ISO lần đầu.

Trọn gói dịch vụ làm thủ tục cấp giấy chứng nhận ISO 9001:2015 tại Vihabrand từ 16.000.000 đồng - 20.000.000 đồng. Ngoài ra, bạn cần thanh toán chi phí duy trì mỗi năm 6.000.000 đồng. Liên hệ Vihabrand để được hỗ trợ chi tiết thông tin dịch vụ làm chứng chỉ ISO 9001:2015.

ĐƠN VỊ DỊCH VỤ ĐẠI DIỆN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VIHABRAND CO.,LTD

Bạn đang có vấn đề về pháp lý mà không biết cách giải quyết ? Hãy nhấc máy gọi ngay cho chúng tôi

theo số điện thoại : 0933 50 22 55 chúng tôi sẽ tư vẫn và hỗ trợ bạn tốt nhất !

bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng như bảo vệ lợi ích của chính mình”. 

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi 

CÔNG TY TNHH QUẢN TRỊ TÀI SẢN TRÍ TUỆ VIHABRAND

Người đại diện: (Ông) NGUYỄN VIỆT HÀ                  Chức vụ: Giám đốc

Địa chỉ trụ sở: số 20/1/6 Đặng Thùy Trâm, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Mã số thuế: 0313625602

Điện thoại: (028) 62758 518 - 0934186339                        Email: cskh.vihabrand@gmail.com

Website: https://vihabrand.org/ https://dangkythuonghieu.orghttps://dangkybanquyen.org/

Hotline: 0933 502 255 – 0934 186 339

 để được hỗ trợ và tiến hành các thủ tục pháp lý nhanh nhất và hiệu quả nhất. 

 Hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng!

 Xin chân thành cảm ơn quý khách ghé thăm!


DỊCH VỤ LÀM GIẤY CHỨNG NHẬN ISO 27001:2013

 Trong thời kỳ công nghệ thông tin phát triển hiện nay, các dữ liệu thông tin phải đối mặt với nguy cơ bị đánh cắp, tấn công, phá hoại bằng cách thức ngày càng tinh vi. Việc mất cắp thông tin sẽ làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh và uy tín của tổ chức, doanh nghiệp. Vì vậy các nhà quản lý ngày càng cần chú trọng việc bảo mật thông tin, dữ liệu. 

Tiêu chuẩn ISO 27001 là tiêu chuẩn quốc tế dùng để triển khai, thực hiện, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý an toàn thông tin (ISMS). Tiêu chuẩn ISO 27001 giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp quản lý thông tin dưới dạng dữ liệu điện tử và dữ liệu cứng với mục đích:

   - Đảm bảo tính toàn vẹn và tính sẵn có;

   - Bảo mật thông tin.

Tuy nhiên, các điều kiện để đạt chuẩn cũng như thủ tục xin cấp chứng nhận ISO 27001 khá phức tạp và rắc rối, điều này sẽ phải tốn không ít thời gian của các chủ doanh nghiệp. Vì vậy, giải pháp tiện ích nhất cho bạn lúc này là sử dụng dịch vụ xin chứng nhận ISO 27001:2013 của Vihabrand để tiết kiệm tối đa thời gian và công sức.

dich-vu-cap-chung-chi-chung-nhan-iso-27001-2013-gia-re-tai-tphcm
DỊCH VỤ LÀM GIẤY CHỨNG NHẬN ISO 27001:2013

ISO 27001 là gì?

ISO 27001 là một tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống quản lý An toàn thông tin do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế phát triển và ban hành. Tiêu chuẩn ISO 27001:2013 là phiên bản mới nhất hiện nay của ISO 27001.

Tiêu chuẩn ISO 27001 có thể áp dụng cho mọi tổ chức, doanh nghiệp bất kỳ loại hình, quy mô, tính chất. Bộ tiêu chuẩn này được thiết kế để hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp xây dựng một hệ thống quản lý an toàn thông tin phù hợp, đồng thời có các yêu cầu về đánh giá và xử lý rủi ro an toàn thông tin. Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 27001 sẽ giúp tổ chức, doanh nghiệp bảo vệ an toàn cho các dữ liệu, quy trình sản xuất, kinh doanh, thông tin khách hàng,…

Ưu thế của ISO 27001:2013 quốc tế

ISO 27001:2013 quốc tế có đầy đủ giá trị hiệu lực tại Việt Nam. Ngoài ra, khác với giấy chứng nhận ISO nội địa chỉ có hiệu lực trong lãnh thổ Việt Nam, giấy chứng nhận ISO 27001:2013 quốc tế do G-GLOBAL cấp có hiệu lực trên 165 quốc gia và vùng lãnh thổ.

ISO 27001:2013 quốc tế giúp nâng cao mức độ an toàn thông tin của doanh nghiệp, bằng cách tổ chức kiểm soát và định hướng cho hoạt động rà soát các rủi ro gây mất an toàn và xúc tiến giải quyết chúng.

Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 27001:2013 quốc tế sẽ giúp tổ chức, doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu bảo mật thông tin của khách hàng. Từ đó, việc này sẽ làm tăng uy tín của tổ chức, doanh nghiệp trong mắt khách hàng.

Chi phí làm thủ tục xin giấy chứng nhận ISO 27001: 2013

Thủ tục đăng ký xin giấy chứng nhận ISO 27001:2013 có mức chi phí từ 20.000.000 đồng trở lên. Trong quá trình tư vấn cũng như làm hồ sơ, chuyên viên của Vihabrand sẽ báo giá chi tiết, chính xác đến với khách hàng trong từng trường hợp cụ thể.

Khi sử dụng dịch vụ xin giấy chứng nhận ISO 27001 tại Vihabrand, khách hàng sẽ được tư vấn miễn phí hoàn toàn từ điều kiện cho đến thủ tục xin cấp giấy chứng nhận ISO 27001.

Thời gian hoàn thành thủ tục xin cấp giấy chứng nhận ISO 27001:2013

Vihabrand sẽ thay bạn hoàn thành thủ tục xin cấp giấy chứng nhận ISO 27001:2013 trong vòng từ 10 - 15 ngày làm việc. Tuy nhiên, thực tế thời gian hoàn thành có thể nhanh hơn hoặc sớm hơn so với thời gian dự kiến vài ngày. Bởi vì thời gian làm hồ sơ, thủ tục xin giấy chứng nhận ISO 27001 phụ thuộc phần lớn vào mức độ đáp ứng các điều kiện đạt chuẩn ISO 27001 của doanh nghiệp.

Khách hàng cần cung cấp 4 thông tin sau:

   - Bản sao hoặc bản chụp giấy phép đăng ký kinh doanh;

   - Hình ảnh cơ sở kinh doanh; 

   - Số lượng nhân viên;

   - Mặt hàng, dịch vụ kinh doanh.

Qua những thông tin khách hàng cung cấp, Vihabrand sẽ tổng hợp và rà soát để đánh giá việc áp dụng hệ thống ISO 27001 thực tế ở doanh nghiệp. Từ đó, Vihabrand sẽ có những giải pháp cụ thể để điều chỉnh hệ thống quản lý thông tin của doanh nghiệp phù hợp và chính xác hơn với các tiêu chuẩn ISO 27001 đề ra.

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận ISO 27001:2013

Sau khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện chia sẻ ở trên, Vihabrand sẽ thay bạn tiến hành thủ tục xin cấp giấy chứng nhận ISO 27001 theo 5 bước sau đây:

Bước 1: Đăng ký xin cấp chứng nhận ISO 27001 tại tổ chức cấp chứng nhận ISO 27001;

Bước 2: Tổ chức sẽ xem xét thông tin và lập kế hoạch đánh giá chứng nhận;

Bước 3: Thực hiện đánh giá tài liệu và đánh giá trực tiếp tại doanh nghiệp;

Bước 4: Thẩm định hồ sơ đánh giá và cấp giấy chứng nhận ISO 27001:2013;

Bước 5: Thực hiện đánh giá định kỳ mỗi năm 1 lần.

Lưu ý:

Giấy chứng nhận ISO 27001 có hiệu lực trong vòng 3 năm. Hết thời hạn 3 năm, bạn có thể xin cấp lại giấy chứng nhận ISO 27001 nếu vẫn muốn tiếp tục duy trì tiêu chuẩn ISO 27001. Chi phí cấp lại giấy chứng nhận có mức phí tương tự như xin giấy chứng nhận ISO 27001 ban đầu.

Vậy để được tư vấn chi tiết về dịch vụ cấp chứng chỉ, chứng nhận ISO 27001:2013 giá rẻ tại TPHCM. Quý khách hàng vui lòng liên hệ

ĐƠN VỊ DỊCH VỤ ĐẠI DIỆN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VIHABRAND CO.,LTD

Bạn đang có vấn đề về pháp lý mà không biết cách giải quyết ? Hãy nhấc máy gọi ngay cho chúng tôi

theo số điện thoại : 0933 50 22 55 chúng tôi sẽ tư vẫn và hỗ trợ bạn tốt nhất !

bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng như bảo vệ lợi ích của chính mình”. 

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi 

CÔNG TY TNHH QUẢN TRỊ TÀI SẢN TRÍ TUỆ VIHABRAND

Người đại diện: (Ông) NGUYỄN VIỆT HÀ                  Chức vụ: Giám đốc

Địa chỉ trụ sở: số 20/1/6 Đặng Thùy Trâm, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Mã số thuế: 0313625602

Điện thoại: (028) 62758 518 - 0934186339                        Email: cskh.vihabrand@gmail.com

Website: https://vihabrand.org/ https://dangkythuonghieu.org/ http://dangkybanquyen.org/

Hotline: 0933 502 255 – 0934 186 339

 để được hỗ trợ và tiến hành các thủ tục pháp lý nhanh nhất và hiệu quả nhất. 

 Hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng!

 Xin chân thành cảm ơn quý khách ghé thăm!


DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ THƯƠNG HIỆU ĐỘC QUYỀN CÁ NHÂN

 Ai được quyền đăng ký độc quyền thương hiệu? Cá nhân, hộ kinh doanh hay doanh nghiệp, công ty? Trình tự thủ tục đăng ký cho mỗi chủ thể có khác gì không? Đây là một trong số các câu hỏi mà Vihabrand đã nhận được trong quá trình đăng ký xác lập quyền sở hữu thương hiệu cho các cá nhân. Để giải đáp các thắc mắc nêu trên, mời các bạn cùng xem bài viết của Vihabrand: “Hướng dẫn đăng ký độc quyền thương hiệu cho cá nhân”.

dich-vu-dang-ky-thuong-hieu-doc-quyen-cho-ca-nhan-tai-24-quan-huyen-tphcm
DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ THƯƠNG HIỆU ĐỘC QUYỀN CÁ NHÂN

1. Thương hiệu là gì?

Thương hiệu hay theo thuật ngữ pháp lý là Nhãn hiệu, được định nghĩa là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức khác nhau.

Thương hiệu có thể là những ký hiệu, biểu trưng (logo), từ ngữ mang tính khẩu hiệu (slogan),…được gắn vào bao bì sản phẩm, mác sản phẩm, hay bản thân sản phẩm, giúp phân biệt sản phẩm này với sản phẩm khác, hay thương hiệu được in trên các phương tiện kinh doanh như biển quảng cáo, banner, brochure, danh thiếp, website, fanfages của doanh nghiệp, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, cung cấp dịch vụ,…

Như vậy, thương hiệu có thể được hiểu là:

- Tên gọi, thuật ngữ, thiết kế (logo), ký hiệu hay bất cứ dấu hiệu nào khác (gọi chung là dấu hiệu).

- Dấu hiệu này dùng để nhận diện một sản phẩm, một dịch vụ hay nhận diện nhiều sản phẩm, nhiều dịch vụ của Doanh nghiệp, Công ty, cá nhân kinh doanh;

- Dấu hiệu này thường được gắn lên hàng hoá, bảng hiệu, bao bì, giấy tờ giao dịch, website, fanpage, các phương tiện kinh doanh…

Như vậy, mục đích cuối cùng của Thương hiệu là sự phân biệt, theo đó, người kinh doanh xây dựng thương hiệu để Người tiêu dùng có thể nhận ra sản phẩm, dịch vụ của mình, và theo đó, giữ chân họ luôn sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình.

2. Thủ tục đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu cho cá nhân như thế nào?

Khi cá nhân muốn đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu, thì phải thực hiện Thủ tục đăng ký độc quyền thương hiệu theo các bước như sau:

Bước 1: Người muốn bảo hộ thương hiệu chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và nộp theo như hướng dẫn tại Mục 3;

Bước 2: Sau khi nộp hồ sơ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành thẩm định hình thức hồ sơ trong 01 tháng, kể từ ngày hồ sơ được nộp đầy đủ;

Bước 3: Cục Sở hữu trí tuệ công bố đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu trên Công báo của Cục Sở hữu trí tuệ trong vòng 02 tháng, kể từ ngày có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ (tức hợp lệ về hình thức hồ sơ ở Bước 2);

Bước 4: Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành thẩm định nội dung đơn bảo hộ thương hiệu.

Mục đích của việc thẩm định nội dung đơn đăng ký thương hiệu là đánh giá khả năng bảo hộ của dấu hiệu và phạm vi bảo hộ trong đơn đăng ký với các điều kiện bảo hộ theo quy định của pháp luật. Thời gian thẩm định nội dung ở giai đoạn này theo quy định là 9 tháng.

Nếu trong quá trình thẩm định nội dung đơn, người nộp đơn chủ động hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành việc sửa chữa đơn, bổ sung tài liệu hoặc giải trình thì thời hạn thẩm định nội dung được kéo dài thêm tương ứng với thời hạn dành cho người nộp đơn thực hiện các công việc đó.

Bước 5: Thông báo kết quả thẩm định nội dung đơn, cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu

Trường hợp thương hiệu đăng ký đáp ứng điều kiện bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ có thông báo đóng phí cấp văn bằng, lúc này Người nộp đơn phải thực hiện đóng phí cấp văn bằng trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày có thông báo đóng phí, nếu quá thời hạn này, Cục SHTT sẽ hủy hồ sơ đăng ký.

Trường hợp đơn có dấu hiệu chưa đáp ứng điều kiện bảo hộ, Cục SHTT sẽ có văn bản dự định từ chối cấp bằng, lúc này Người nộp đơn có thời hạn 03 tháng để xem xét phản hồi đến Cục, nếu phản hồi chưa thuyết phục hoặc không phản hồi, Cục SHTT sẽ hủy hồ sơ đăng ký.

3. Cá nhân đăng ký độc quyền thương hiệu cần giấy tờ gì?

Hồ sơ cá nhân đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu bao gồm:

+ Tờ khai đăng ký độc quyền thương hiệu

+ Mẫu Thương hiệu của cá nhân cần đăng ký (chuẩn bị 5 mẫu);

+ Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua Đại diện sở hữu công nghiệp);

+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ);

+ Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng quyền đăng ký của người khác);

+ Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

4. Cá nhân nộp hồ sơ đăng ký độc quyền thương hiệu bằng cách nào?

Người nộp hồ sơ đăng ký độc quyền thương hiệu có thể nộp hồ sơ đăng ký bằng những cách sau:

Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp

Người nộp đơn có thể nộp hồ sơ đăng ký độc quyền thương hiệu trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu Trí tuệ dưới đây:

Cách 2: Nộp thông qua Tổ chức Đại diện sở hữu công nghiệp. Tổ chức đại diện SHCN là tổ chức dịch vụ SHTT chuyên nghiệp, đã được Cục SHTT cấp giấy phép và ghi nhận trong hệ thống quản lý của Cục. Theo đó, bạn chỉ cần ký Giấy ủy quyền, mọi giấy tờ và giao dịch với Cục sẽ do tổ chức này chủ động thực hiện.

Ngoài ra, có thêm một cách nộp đơn đăng ký, nhưng cách này không thực hiện được đối với cá nhân, đó là Nộp hồ sơ trực tuyến. Nộp hồ sơ trực tuyến là cách đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu trực tuyến thông qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu Trí tuệ. Để đăng ký theo cách này, Người đăng ký cần có chữ ký số (còn gọi là USB Token) và phải đăng ký tài khoản trên Cổng dịch vụ công trực tuyến. Do đó, chỉ có doanh nghiệp, công ty mới có thể nộp theo cách này.

5. Tại sao cá nhân cần đăng ký độc quyền thương hiệu?

Đăng ký độc quyền thương hiệu cho cá nhân là một thủ tục hành chính, theo đó, cá nhân nộp đơn đăng ký bảo hộ tại Cục sở hữu trí tuệ để được xem xét cấp văn bằng độc quyền thương hiệu. Việc đăng ký thương hiệu có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với tổ chức, cá nhân kinh doan nói chung và người kinh doanh nói riêng, cụ thể:

- Theo quy định của pháp luật hiện hành, thương hiệu của cá nhân chỉ được bảo hộ khi cá nhân đó tiến hành đăng ký và được nhà nước cấp văn bằng độc quyền để sử dụng thương hiệu, ngăn cấm người khác làm nhái, sao chép thương hiệu nhằm thực hiện các mục đích khác. Như vậy, nếu không đăng ký, thì thương hiệu của bạn sẽ không được bảo hộ.

- Nếu một thương hiệu mà không có ai đăng ký, thì bạn và tất cả những người khác đều có quyền sử dụng thương hiệu đó.

- Bạn sẽ không có căn cứ để xử lý hành vi làm giả, làm nhái nhãn hiệu, logo, tên nhãn hiệu giống sản phẩm/dịch vụ của bạn nếu bạn không đăng ký;

- Khi bạn thực hiện thủ tục đăng ký và được cấp bằng độc quyền thương hiệu, bạn được pháp luật trao quyền “độc quyền” sử dụng thương hiệu. Theo đó, bạn có quyền ngăn cấm người khác sử dụng thương hiệu tương tự, nhầm lẫn với thương hiệu mà bạn được bảo hộ;

- Nếu bạn không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đối với thương hiệu mà bạn đang sử dụng, và có người khác đăng ký nhãn hiệu đó, thì họ có quyền cấm bạn sử dụng.

6. Những lưu ý khi cá nhân nộp hồ sơ đăng ký độc quyền thương hiệu?

Không phải thương hiệu nào đăng ký cũng được bảo hộ (được cấp Văn bằng bảo hộ) mà thương hiệu đó cần phải thực hiện theo trình tự và chuẩn bị hồ sơ kỹ lương như đã trình bày ở Mục 2 và Mục 3. Ngoài ra, theo quy định pháp luật, có một số trường hợp không được bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu (thương hiệu):

Điều 73. Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu Các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu:

1. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;

2. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;

3. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;

4. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;

5. Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.

Như vậy, để một thương hiệu được bảo hộ độc quyền, thì phải xem thương hiệu đó có đáp ứng những điều kiện nói trên hay không. Tuy nhiên, đây là một công việc không hề dễ dàng, vì bạn phải có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thì mới có thể thực hiện được. Do vậy, chúng tôi khuyên bạn nên tìm một Công ty luật hoặc một Tổ chức chuyên nghiệp như Công ty Vihabrand để họ đánh giá và hỗ trợ bạn.

Bên cạnh đó, thời gian để Cục Sở hữu trí tuệ xem xét bảo hộ độc quyền thương hiệu thường kéo dài khá lâu, khoảng từ 18-24 tháng. Và trong suốt thời gian này, bạn phải theo dõi các thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ, nếu không, việc nộp đơn đăng ký sẽ không mang lại kết quả gì.

7. Dịch vụ đăng ký độc quyền thương hiệu cho cá nhân của Vihabrand

Công ty Luật Bản quyền Quốc tế (Vihabrand) là Tổ chức Đại diện Sở hữu công nghiệp được chứng nhận bởi Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam. Luật sư và chuyên viên của Chúng tôi đã được đào tạo chuyên sâu về Sở hữu trí tuệ từ Cục Sở hữu trí tuệ và Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO), Chúng tôi có đủ năng lực và kinh nghiệm để hỗ trợ bạn:

- Tư vấn về khả năng đăng ký và sử dụng thương hiệu cho cá nhân;

- Tư vấn hoàn thiện hồ sơ và thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu cá cho nhân;

- Tiến hành các thủ tục phản đối, khiếu nại và hủy bỏ hiệu lực bằng độc quyền bảo hộ thương hiệu cho cá nhân;

- Gia hạn hiệu lực bằng độc quyền bảo hộ thương hiệu cho cá nhân;

- Ghi nhận những thay đổi liên quan đến bằng độc quyền bảo hộ thương hiệu cho cá nhân;

- Tư vấn đăng ký chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ đối với thương hiệu cho cá nhân;

- Quản lý hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu cho cá nhân đến khi có kết quả cuối cùng, chủ động cập nhật tình trạng xử lý hồ sơ và kịp thời phúc đáp ý kiến của Cơ quan đăng ký.

Vihabrand cam kết cung cấp dịch vụ đăng ký thương hiệu độc quyền cá nhân tại 24 Quận HuyệnTPHCM. với chất lượng cao nhất để mang lại sự hài lòng của Quý khách hàng. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

ĐƠN VỊ DỊCH VỤ ĐẠI DIỆN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VIHABRAND CO.,LTD

Bạn đang có vấn đề về pháp lý mà không biết cách giải quyết ? Hãy nhấc máy gọi ngay cho chúng tôi

theo số điện thoại : 0933 50 22 55 chúng tôi sẽ tư vẫn và hỗ trợ bạn tốt nhất !

bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng như bảo vệ lợi ích của chính mình”. 

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi 

CÔNG TY TNHH QUẢN TRỊ TÀI SẢN TRÍ TUỆ VIHABRAND

Người đại diện: (Ông) NGUYỄN VIỆT HÀ                  Chức vụ: Giám đốc

Địa chỉ trụ sở: số 20/1/6 Đặng Thùy Trâm, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Mã số thuế: 0313625602

Điện thoại: (028) 62758 518 - 0934186339                        Email: cskh.vihabrand@gmail.com

Website: https://vihabrand.org/ https://dangkythuonghieu.org/ http://dangkybanquyen.org/

Hotline: 0933 502 255 – 0934 186 339

 để được hỗ trợ và tiến hành các thủ tục pháp lý nhanh nhất và hiệu quả nhất. 

 Hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng!

 Xin chân thành cảm ơn quý khách ghé thăm!