Hướng dẫn thủ tục đăng ký thương hiệu

Nên đăng ký thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn.

Bảo hộ nhãn hiệu độc quyền

Hãy đến Công ty Vihaco Việt Nam, chung tôi sẽ tư vấn miễn phí cho doanh nghiệp của bạn về thủ tục bảo hộ nhãn hiệu.

Bảo hộ quyền tác giả - tác phẩm

Một tác phẩm đẹp không thể không có bảo hộ thương hiệu.

Đại diện sở hữu trí tuệ Vihaco Việt Nam

Những thương hiệu nổi tiếng mang tầm quốc tế, mà chúng tôi đã từng đăng ký.

Đăng ký logo - quyền tác phẩm

Với đội ngũ luật sư có nhiều năm kinh nghiệm.

Thứ Năm, 2 tháng 4, 2020

GIẤY PHÉP SẢN XUẤT KHẨU TRANG Y TẾ VÀ NƯỚC RỬA TAY KHÔ

Hiện nay, người tiêu dùng luôn trong trạng thái lo lắng và đổ xô tìm mua khẩu trang y tế để tự bảo vệ sức khoẻ cho mình, mặt hàng này đang trong tình trạng loạn giá và cháy hàng. Vì thế các cơ sở sản xuất, thương nhân nhập khẩu những sản phẩm khẩu trang ráo riết sản xuất để kịp thời đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Để sản phẩm được lưu thông ra thị trường các cơ sở sản xuất kinh doanh khẩu trang cần có giấy chứng nhận lưu thông khẩu trang theo quy định. Theo thống kê tại Việt Nam hiện nay có khoảng hơn 1.000 bệnh viện, trong đó số lượng bệnh viện tư nhân đang gia tăng nhanh nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Do vậy, các cơ sở khám chữa bệnh có nhu cầu rất lớn về các trang thiết bị y tế. Tuy nhiên đa số các trang thiết bị hiện đại được sử dụng là nhập khẩu nên việc các doanh nghiệp trong nước đầu tư sản xuất trang thiết bị y tế được khuyến khích phát triển giúp ngành y tế của nước ta có những bước phát triển mới giảm phụ thuộc quá nhiều vào việc nhập khẩu.  Sản xuất trang thiết bị y tế là ngành nghề có điều kiện và cơ sở chỉ được sản xuất trang thiết bị y tế sau khi thực hiện công bố đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế theo quy định.
Điều kiện đối với cơ sở sản xuất trang thiết bị y tế
1- Điều kiện về nhân sự
Điều kiện của người phụ trách chuyên môn:
     - Có trình độ từ cao đẳng kỹ thuật trang thiết bị y tế trở lên hoặc trình độ từ đại học  chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành y, dược trở lên;
     - Có thời gian công tác trực tiếp về kỹ thuật trang thiết bị y tế tại các cơ sở trang thiết bị y tế từ 24 tháng trở lên;
     - Làm việc toàn thời gian tại cơ sở sản xuất. Việc phân công, bổ nhiệm người phụ trách chuyên môn của cơ sở sản xuất phải được thể hiện bằng văn bản.
Có đội ngũ nhân viên đáp ứng được yêu cầu sản xuất đối với loại trang thiết bị y tế mà cơ sở sản xuất.
2- Điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị và quản lý chất lượng
     - Có địa điểm, diện tích, nhà xưởng sản xuất phù hợp với yêu cầu của loại trang thiết bị y tế mà cơ sở sản xuất.
     - Có thiết bị và quy trình sản xuất, kiểm tra chất lượng phù hợp với yêu cầu của loại trang thiết bị y tế mà cơ sở sản xuất. Trường hợp không có thiết bị kiểm tra chất lượng thì phải có hợp đồng với cơ sở đủ năng lực kiểm tra chất lượng để kiểm tra chất lượng trang thiết bị y tế mà cơ sở sản xuất.
     - Có kho tàng bảo quản đáp ứng các điều kiện tối thiểu sau đây:
       + Có diện tích phù hợp với chủng loại và số lượng trang thiết bị y tế được bảo quản;
       + Bảo đảm thoáng, khô ráo, sạch sẽ, không gần các nguồn gây ô nhiễm;
     - Đáp ứng yêu cầu bảo quản khác của trang thiết bị y tế theo hướng dẫn sử dụng.
     - Có phương tiện vận chuyển trang thiết bị y tế từ cơ sở sản xuất đến nơi giao hàng phù hợp với loại trang thiết bị y tế mà cơ sở sản xuất.
     - Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng như sau: Cơ sở sản xuất trang thiết bị y tế phải hoàn thành việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 trước ngày 01/01/2018 và hệ thống quản lý chất lượng ISO 13485 trước ngày ngày 01/01/ 2020.
     - Trường hợp cơ sở không có kho tàng và phương tiện vận chuyển trang thiết bị y tế thì phải có hợp đồng với cơ sở đáp ứng yêu cầu về kho tàng và vận chuyển trang thiết bị y tế theo quy định.
Trình tự thực hiện
Bước 1: Người đứng đầu cơ sở sản xuất trang thiết bị y tế có trách nhiệm gửi hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất đến Sở Y tế nơi cơ sở sản xuất đặt trụ sở
Hồ sơ cần chuẩn bị:
     - Văn bản công bố đủ điều kiện sản xuất (theo mẫu);
     - Bản kê khai nhân sự (theo mẫu);
     - Văn bản phân công, bổ nhiệm người phụ trách chuyên môn của cơ sở sản xuất;
     - Bản xác nhận thời gian công tác (theo mẫu);
     - Văn bằng, chứng chỉ đã qua đào tạo của người phụ trách chuyên môn;
     - Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng. Trường hợp không có giấy tờ này cần có các giấy tờ sau:
       + Hồ sơ chứng minh địa điểm, diện tích, nhà xưởng sản xuất phù hợp với yêu cầu của loại trang thiết bị y tế mà cơ sở sản xuất;
       + Hồ sơ về thiết bị và quy trình sản xuất, kiểm tra chất lượng phù hợp với yêu cầu của loại trang thiết bị y tế mà cơ sở sản xuất;  Hoặc:  Hợp đồng với cơ sở đủ năng lực kiểm tra chất lượng để kiểm tra chất lượng trang thiết bị y tế mà cơ sở sản xuất
       + Hồ sơ về kho tàng bảo quản trang thiết bị y tế; Hoặc: Hợp đồng với cơ sở đáp ứng yêu cầu về kho tàng, Tài liệu chứng minh cơ sở đáp ứng yêu cầu
       + Hồ sơ về phương tiện vận chuyển trang thiết bị y tế; Hoặc: Hợp đồng với cơ sở đáp ứng yêu cầu vận chuyển trang thiết bị y tế, Tài liệu chứng minh cơ sở đáp ứng yêu cầu
Bước 2: Khi nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Sở Y tế cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế
Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Sở Y tế có trách nhiệm công khai trên cổng thông tin điện tử các thông tin sau:
     - Tên cơ sở sản xuất;
     - Tên người phụ trách chuyên môn của cơ sở sản xuất;
     - Các trang thiết bị y tế mà cơ sở đó sản xuất;
     - Địa chỉ, số điện thoại liên hệ;
     - Hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất, trừ quy trình sản xuất và quy trình kiểm tra chất lượng.
Cách thức thực hiện: Qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Sở Y tế hoặc nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng.
Thời hạn giải quyết: Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Cơ quan thực hiện: Sở Y tế
Kết quả thực hiện : Phiếu Tiếp nhận hồ sơ
     - Tư vấn điều kiện công bố đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế;
     - Tư vấn chuẩn bị hồ sơ, thông tin để hoàn thiện hồ sơ công bố;
     - Soạn thảo hồ sơ có liên quan;
     - Thay mặt doanh nghiệp làm các thủ tục Công bố đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế;
     - tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
     - Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình thực hiện công bố.
Quý khách hàng có nhu cầu thực hiện dịch vụ công bố sản phẩm trọn gói thì hãy liên hê ngay
ĐƠN VỊ HỖ TRỢ PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP VIHABRAND
Chúng tôi tin rằng Quý Công ty quan tâm đến các lợi ích về SHTT của Quý Công ty. Còn với VIHACO VIET NAM CO.,LTD lợi ích của quý công ty cũng là lợi ích của chúng tôi, bởi chúng tôi quan niệm rằng:
bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng như bảo vệ lợi ích của chính mình”. 

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi 

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIHACO 
ĐC: 20/1/6, Đ.Trục, P.13, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
Email  : vihaco.gov@gmail.com
Website.http://dangkythuonghieu.org
Tel : (028) 62 758 518 - Fax: (028) 62 758 519
Hotline: 0933 502 255 – 0909 444 771
 để được hỗ trợ và tiến hành các thủ tục pháp lý nhanh nhất và hiệu quả nhất, tư vấn MIỄN PHÍ


DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ THƯƠNG HIỆU ĐỘC QUYỀN THEO LUẬT MỚI NHẤT

Đăng ký thương hiệu độc quyền. Dù gọi thế nào đi nữa thì về mặt bản chất điều là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Cá nhân/tổ chức cần đăng ký độc quyền thương hiệu để được nhà nước bảo hộ độc quyền và tránh trường hợp cá nhân/tổ chức khác sử dụng, làm giả nhãn hiệu của mình. Công ty Vihaco Việt Nam là dịch vụ đăng ký thương hiệu độc quyền do Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp quyết định cho phép hoạt động trong lĩnh vực tư vấn đăng ký và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho khách hàng trong nước và khách hàng Quốc tế có nhu cầu đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam
Thủ tục, hồ sơ, quy trình để đăng ký nhãn hiệu (logo, thương hiệu) theo quy định pháp lý hiện nay, cụ thể như sau:
1. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền:
+ Tờ khai yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền, logo công ty, thương hiệu.
+ Giấy phép đăng ký kinh doanh (02 Bản sao y công chứng). 
+ Mẫu logo thương hiệu (11 mẫu), logo có kích thước không nhỏ hơn 80x80mm. Một mẫu nhãn hiệu/logo/thương hiệu chuẩn mực bao gồm ba bộ phần cấu thành chính: 1. Phần chình; 2. Phần chữ; 3. slogan. Quý khách có thể tham khảo các thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam về cách thiết kế logo công ty:
2. Các công việc Công ty Vihaco Việt Nam thực hiện:
   a. Tư vấn trước khi đăng ký:
       - Tư vấn phân nhóm lĩnh vực bảo hộ độc quyền logo thương hiệu theo Bảng phân loại Nice 10 của Quốc Tế.
     - Tư vấn cho doanh nghiệp điều chỉnh logo thương hiệu khi sảy ra tình trạng tương tự với những logo thương hiệu đã đăng ký bảo hộ.
     - Thiết kế logo mới cho doanh nghiệp dựa trên các kết quả tra cứu sơ bộ nhằm trách sự trùng lắp khi đăng ký bảo hộ.
     - Tư vấn mô tả logo đăng ký một cách chính xác nhất nhằm bảo hộ tuyệt đối ý nghĩa và cách thức trình bày của logo.
     - Ngoài ra chúng tôi còn hỗ trợ tư vấn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm, nhãn mác bao bì, kiểu dáng sản phẩm,….
   b. Thiết lập hồ sơ đăng ký:
     - Lập tờ khai đăng ký nhãn hiêu/logo công ty/thương hiệu độc quyền.
   - In mẫu nhãn hiệu hàng hóa.
   c. Tiến hành Đăng ký xác lập quyền:
     - Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ logo thương hiệu tại Cục SHTT Việt Nam trong thời gian 03 ngày (kể từ ngày ký hồ sơ).
     - Chuyển giao hồ sơ tờ khai có dấu nhận đơn của Cục SHTT Việt Nam cho doanh nghiệp trong thời gian 04 ngày.
   d. Quá trình theo dõi hồ sơ đăng ký:
     - Theo dõi tiến trình ra thông báo xét nghiệp hình thức, xét nghiệm nội dung, thông báo tranh chấp, thông báo cấp văn bằng.
    - Soạn công văn trả lời phúc đáp công văn thông báo của Cục sở hữu trí tuệ.
    - 07 ngày: Xác lập quyền ưu tiên đăng ký logo thương hiệu tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam.
    - 02 tháng (kể từ này nộp đơn): Nhận được công văn thông báo chấp nhận đơn hợp lệ của Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam.
    - 09 tháng (kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ): Thông báo cấp Giấy chứng nhận của Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam.
    - Giấy chứng nhận có hiệu lực 10 năm(kể từ ngày đăng ký) và có giá trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam (được gia hạn thêm 10 năm cho mỗi lần gia hạn).
3. Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn đăng ký độc quyền thương hiệu hàng hóa của Công ty Vihaco Việt Nam ?
Chúng tôi có đội ngũ luật sư, chuyên gia pháp lý giàu kinh nghiệm bậc nhất trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ. Bằng kinh nghiệm và sự hiểu biết sâu sắc về pháp luật trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, Công ty Vihaco Việt Nam cam kết cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền với chất lượng cao nhất để mang lại sự hài lòng của Quý khách hàng.Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ đăng ký thương hiệu độc quyền của Vihaco, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:
ĐƠN VỊ HỖ TRỢ PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP VIHABRAND
Chúng tôi tin rằng Quý Công ty quan tâm đến các lợi ích về SHTT của Quý Công ty. Còn với VIHACO VIET NAM CO.,LTD lợi ích của quý công ty cũng là lợi ích của chúng tôi, bởi chúng tôi quan niệm rằng:
bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng như bảo vệ lợi ích của chính mình”. 
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi 
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIHACO 
ĐC: 20/1/6, Đ.Trục, P.13, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
Email  : vihaco.gov@gmail.com
Website.http://dangkythuonghieu.org
Tel : (028) 62 758 518 - Fax: (028) 62 758 519
Hotline: 0933 502 255 – 0909 444 771
 để được hỗ trợ và tiến hành các thủ tục pháp lý nhanh nhất và hiệu quả nhất, tư vấn MIỄN PHÍ


ĐĂNG KÝ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM Ở ĐÂU VẬY

Vihaco Việt Nam là địa chỉ đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm uy tín nhất Việt Nam. Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh và là địa bàn có rất nhiều quán ăn, nhà hàng. Việc đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng là việc vô cùng quan trọng khi quý khách muốn kinh doanh nhà hàng ăn uống? Vì đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng và nó ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của con người. Chính vì vậy việc quản lý các nhà hàng để cho đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được các bộ các ngành, các cơ quan nhà nước quản lý rất chặt chẽ. Vậy câu hỏi đặt ra là: Đăng ký an toàn thực phẩm ở đâu tại TP.HCM? Bạn đang có ý định sản xuất, kinh doanh mặt hàng thực phẩm? Bạn đang có ý định mở hàng ăn? Công việc đầu tiên cần phải quan tâm và cần phải làm đó chính là xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm? Nhưng muốn được  cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì trong hồ sơ cần có giấy chứng nhận tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Quý khách đang muốn kinh doanh nhà hàng mà chưa biết phải xây dựng nhà hàng theo nguyên tắc chuẩn đảm bảo vệ sinh theo quy định của Nhà Nước. Vihaco Việt Nam là dịch vụ đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm uy tín nhất. Hãy liên hệ với Vihaco để được tư vấn chi tiết nhất về nguyên tắc cũng như chuẩn bị hồ sơ, thủ tục để xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng.
Hiện nay, Chi cục VSATTP – Sở y tế cấp cho các đơn vị sau:
     - Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho Nhà hàng, Quán ăn, Quán cà phê.
     - Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho nước uống đóng chai, đóng bình, nước đá.
     - Giấy phép Vệ sinh an toàn thực phẩm cho khách sạn.
     - Giấy phép Vệ sinh an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể.
 Bộ y tế cấp giấy chứng nhận cho cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở:
     - Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm sản xuất kinh doanh Thực phẩm chức năng.
     - Vệ sinh an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất kinh doanh phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.
     - Vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm yến sào, nấm linh chi, sâm, đông trùng hạ thảo.
Sở nông nghiệp cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở:
     - Giấy đủ điều kiện an toàn thực phẩm kinh doanh rau, củ, quả.
     - Đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm sản xuất cà phê bột, cà phê hòa tan.
     - Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống.
     - Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất , kinh doanh các loại trà.
     - Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất đậu tương , lạc ,vừng…
     - Sở Công Thương cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở: 
Mọi cơ sở có ngành nghề kinh doanh liên quan đến thực phẩm hiện nay đều phải tuân thủ quy định hoạt động có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.Để giúp bạn nắm rõ hơn về thủ tục cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.
Thủ tục cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cần đảm bảo thực hiện đầy đủ các bước sau: 
1. Phải có giấy chứng nhận về sức khỏe và kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm.
     - Người trực tiếp tham gia sản xuất kinh doang ngành nghề có liên quan đến thực phẩm phải có đủ sức khỏe đảm bảo hoạt động của cơ sở. Khám sức khỏe là một trong những yêu cầu cơ bản trong thủ tục xin cấp giấy phép này.
     - Bạn phải tham gia tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm. Chủ cơ sở sẽ phải trải qua một bài kiểm tra liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu người đó trả lời đúng 80% câu hỏi được ra thì yêu cầu đầu tiên của bước 1 được thông qua.
2. Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm tại cơ quan có thẩm quyền.
Hồ sơ xin cấp giấy phép phải có đầy đủ các giấy tờ để đảm bảo điều kiện được cấp như sau:
     - Đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở theo mẫu được quy định của cơ quan thẩm quyền.
     - Bản sao công chứng giấy đăng kí kinh doanh ngành liên quan đến thực phẩm.
     - Bản thiết kế mặt bằng cơ sở và khu vực.
     - Sơ đồ quy trình bảo quản thực phẩm và sản xuất tại cơ sở.
     - Bản khai về cơ sở vật chất của cơ sở.
     - Bản sao công chứng giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và các nhân viên trực tiếp làm việc tại cơ sở.
     - Giấy chứng nhận về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất.
     - Giấy chứng thực về nguồn gốc nguyên liệu và kiểm định nguồn nước sử dụng.
     - Bản cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo mẫu quy định. 
3. Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hồ sơ, thông báo tính hợp lệ và kết quả.
     - Trong thời gian 5 ngày, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ được nộp. Sau khi xác nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan sẽ cử người xuống kiểm tra trực tiếp tại cơ sở để đảm bảo các điều kiện được cấp giấy phép.
     - Nếu cơ sở đạt tiêu chuẩn sẽ được cơ quan tiến hành cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm đạt chuẩn. Nếu không đạt cơ sở sẽ bị phạt hành chính vì kinh doanh không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
4. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.
Giấy phép được cấp có hiệu lực 3 năm và chủ cơ sở sản xuất phải cam kết thực hiện theo đúng quy định đề ra. Sau khi được cấp giấy, cơ quan chức năng sẽ cử người xuống kiểm tra thêm 1 lần nữa. Nếu cơ sở vi phạm quy định về sản xuất, kinh doanh sẽ bị thu hồi giấy phép được cấp.
Mong rằng với những thông tin trên đã phần nào giải đáp được thắc mắc các bạn về cách thức cũng như nơi đăng ký xin giấy phép vệ sinh vệ sinh an toàn thực phẩm . Bạn có thể liên hệ với Vihaco Việt Nam để được tư vấn thêm – Có thể bạn quan tâm đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu vậy? 
ĐƠN VỊ HỖ TRỢ PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP VIHABRAND
Chúng tôi tin rằng Quý Công ty quan tâm đến các lợi ích về SHTT của Quý Công ty. Còn với VIHACO VIET NAM CO.,LTD lợi ích của quý công ty cũng là lợi ích của chúng tôi, bởi chúng tôi quan niệm rằng:
“bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng như bảo vệ lợi ích của chính mình”. 
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi 
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIHACO 
ĐC: 20/1/6, Đ.Trục, P.13, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
Email  : vihaco.gov@gmail.com
Website.http://dangkythuonghieu.org
Tel : (028) 62 758 518 - Fax: (028) 62 758 519
Hotline: 0933 502 255 – 0909 444 771
 để được hỗ trợ và tiến hành các thủ tục pháp lý nhanh nhất và hiệu quả nhất, tư vấn MIỄN PHÍ