Hướng dẫn thủ tục đăng ký thương hiệu

Nên đăng ký thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn.

Bảo hộ nhãn hiệu độc quyền

Hãy đến Công ty Vihaco Việt Nam, chung tôi sẽ tư vấn miễn phí cho doanh nghiệp của bạn về thủ tục bảo hộ nhãn hiệu.

Bảo hộ quyền tác giả - tác phẩm

Một tác phẩm đẹp không thể không có bảo hộ thương hiệu.

Đại diện sở hữu trí tuệ Vihaco Việt Nam

Những thương hiệu nổi tiếng mang tầm quốc tế, mà chúng tôi đã từng đăng ký.

Đăng ký logo - quyền tác phẩm

Với đội ngũ luật sư có nhiều năm kinh nghiệm.

Thứ Tư, 13 tháng 9, 2023

Dịch vụ công an toàn vệ sinh thực phẩm tại TP.Hồ Chí Minh

 Đăng ký để cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được thực hiện đối với từng cơ sở sản xuất, kinh doanh; từng nhà máy sản xuất độc lập tại một địa điểm (sau đây gọi tắt là cơ sở) và được có quan có thẩm quyền phù hợp cấp chứng nhận. Vihabrand là một trong những đơn vị cung cấp Dịch Vụ Xin Giấy Phép An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm. Chúng tôi luôn tự hào là nơi mang đến những dịch vụ và giải pháp kinh doanh hoàn hảo nhất.

dich-vu-cong-an-toan-thuc-pham-tai-tphcm

Giấy Phép An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm có tên đầy đủ là Giấy Chứng Nhận Cơ Sở Đủ Điều Kiện An Toàn Thực Phẩm. Đây là giấy chứng nhận được cấp cho các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện sản xuất và kinh doanh thực phẩm.

Căn cứ theo Luật An Toàn Thực Phẩm 55/2010/QH12 (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2011) quy định các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải tiến hành làm thủ tục xin Giấy Chứng Nhận Cơ Sở Đủ Điều Kiện An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm.

Bên cạnh đó, Nghị định 15/2018/ NĐ - CP (có hiệu lực ngày 02 tháng 02 năm 2018) quy định những đơn vị đang sản xuất và kinh doanh thực phẩm bắt buộc phải đăng ký xin Giấy Phép An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thành phần hồ sơ xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền

+ Sơ đồ mặt bằng của cơ sở cũng như các khu vực xung quanh.

+ Quy trình sản xuất, bảo quản, phân phối thực phẩm, thuyết minh về trang thiết bị, dụng cụ, cơ sở vật chất của cơ sở đó.

- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp

+ Những cơ sở dưới 30 người cần nộp bản sao (có xác nhận của cơ sở)

+ Những cơ sở trên 30 người cần nộp thêm danh sách kết quả khám sức khỏe và xét nghiệm phân của chủ có sở và nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh (phải có xác nhận của cơ sở)

- Danh sách tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh (có xác nhận của chủ cơ sở)

Trình tự và thủ tục xin cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm

- Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ nhà hàng ăn uống nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền

- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm (Nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm)

- Các cơ sở kinh doanh nhà hàng ăn uống cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và các giấy tờ có liên quan

Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy Phép An Toàn Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Đối với các cá nhân là Hộ kinh doanh thì nộp Hồ Sơ Xin Giấy Phép An Toàn Thực Phẩm tại UBND Quận (huyện)

+ Đối với các tổ chức là doanh nghiệp, công ty thì nộp hồ sơ tại Chi Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm của tỉnh (thành phố) hoặc Ban Quản Lý An Toàn Thực Phẩm của tỉnh (thành phố).

Bước 3: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất; kinh doanh thực phẩm. Nếu đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì tiến hành cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Quy trình tư vấn xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

- Khảo sát cơ sở và tư vấn để khắc phục những tồn tại, những điểm chưa hợp lý.

- Hướng dẫn thực hiện lưu mẫu. Cách ghi sổ kiểm thực 3 bước, sổ lưu mẫu.

- Hỗ trợ đưa nhân viên đi khám sức khỏe.

- Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để chứng minh nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu sản phẩm, nước đá, nước sinh hoạt.

- Soạn hồ sơ và thay mặt khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan chức năng.

- Tiếp đoàn thẩm định và làm việc với đoàn thẩm định.

- Nhận và trả kết quả cho khách hàng.

Mức xử phạt hành chính đối với các cơ sở không có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

- Theo Nghị định 115/2018/NĐ - CP (có hiệu lực từ ngày 20 tháng 10 năm 2018) Quy định xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm với mức phạt tối đa 100.000.000 (một trăm triệu đồng) đối với cá nhân, 200.000.000 (hai trăm triệu đồng) đối với tổ chức. Như vậy, với quy định hiện nay cơ quan quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm đã rất mạnh tay với những vi phạm của tổ chức, cá nhân.

- Mức xử phạt các tổ chức là doanh nghiệp, công ty nếu không có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm là: 25.000.000 (hai mươi lăm triệu đồng)

Hiện nay, việc xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là điều kiện bắt buộc phải có đối với các đối tượng phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm khi bắt đầu đi vào hoạt động.

Trong trường hợp các doanh nghiệp đang hoạt động mà giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm đã hết thời hạn hoặc sắp hết thời hạn trước 3 tháng phải tiến hành xin cấp mới giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.

Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

- Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;

- Sơ chế nhỏ lẻ;

- Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

- Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

- Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

- Nhà hàng trong khách sạn;

- Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

- Kinh doanh thức ăn đường phố;

- Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Thời gian cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

- Thời gian cấp giấy chứng nhận là 15 - 25 ngày

- Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là 3 năm

Vihabrand là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ công an toàn vệ sinh thực phẩm tại TP.Hồ Chí Minh. Trang chính thức của Dịch vụ tư vấn Giấy Phép Nhanh, nơi cung cấp đầy đủ thông tin, quy trình và dịch vụ tư vấn xin giấy phép nhanh, trọn gói, uy tín và chất lượng. Để được tư vấn thêm, vui lòng liên hệ

ĐƠN VỊ HỖ TRỢ PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP VIHABRAND

Chúng tôi tin rằng Quý Công ty quan tâm đến các lợi ích về SHTT của Quý Công ty. Còn với VIHABRAND lợi ích của quý công ty cũng là lợi ích của chúng tôi, bởi chúng tôi quan niệm rằng:

“bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng như bảo vệ lợi ích của chính mình”. 

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi 

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIHABRAND

ĐC: 20/1/6, Đ.Trục, P.13, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh

Email  : vihaco.gov@gmail.com

Website.http://dangkythuonghieu.org

Tel : (028) 62 758 518 - Fax: (028) 62 758 519

Hotline: 0933 502 255 – 0909 444 771

 để được hỗ trợ và tiến hành các thủ tục pháp lý nhanh nhất và hiệu quả nhất, tư vấn MIỄN PHÍ


Dịch vụ đăng ký vệ sinh ATTP cho quả thanh long tại TP.Hồ Chí Minh

 Nhằm giảm thiểu nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng nên phần lớn các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩmKinh doanh hoa quả là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Sau khi đăng ký kinh doanh với ngành nghề kinh doanh trái cây hoa quả; chủ cơ sở kinh doanh phải làm hồ sơ xin cấp giấy an toàn thực phẩm cho cửa hàng trái cây hoa quả. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có ý nghĩa quan trọng; là căn cứ pháp lý thể hiện sự cấp phép hoạt động của Bộ y tế đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm. Bài viết cung cấp thông tin, dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho cửa hàng trái cây hoa quả

dich-vu-dang-ky-ve-sinh-attp-cho-qua-thanh-long-tai-tphcm

Ngày 13/6/2022, EU chính thức thông báo ban hành Quy định (EU) 2022/913 ngày 30/5/2022 sửa đổi Quy định về các biện pháp kiểm soát thực phẩm xuất khẩu vào EU có hiệu lực từ 3/7/2022.

Theo quy định này, có một số sản phẩm nông sản, thực phẩm của Việt Nam xuất khẩu vào EU.

Đối với thanh long, EU tiếp tục duy trì trong danh mục yêu cầu bổ sung giấy Chứng nhận an toàn thực phẩm theo Phụ lục 2, Quy định số (EU) 2021/2246 sửa đổi bổ sung Quy định (EU) 2019/1793, giữ tần suất kiểm tra 20%.

Cơ sở nào phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm?

Căn cứ Điều 11, 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ những trường hợp sau đây:

- Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;

- Sơ chế nhỏ lẻ;

- Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

- Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

- Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

- Nhà hàng trong khách sạn;

- Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

- Kinh doanh thức ăn đường phố;

- Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Các cơ sở không thuộc diện phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nêu trên phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.

(Điều kiện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật An toàn thực phẩm. Riêng đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại Điều 28 Nghị định 15/2018/NĐ-CP).

Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (kèm theo Nghị định 155/2018/NĐ-CP);

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm 

 Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định như sau:

- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 35 Luật An toàn thực phẩm;

- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

(Căn cứ Điều 36 Luật An toàn thực phẩm)

Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Điều 37 Luật An toàn thực phẩm quy định thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm.

- Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Luật An toàn thực phẩm.

Vậy để đăng ký an toàn thực phẩm cho quả thanh long hoặc bạn đang tìm kiếm dịch vụ đăng ký vệ sinh ATTP cho quả thanh long tại TP.Hồ Chí Minh, vui lòng liên hệ

ĐƠN VỊ HỖ TRỢ PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP VIHABRAND

Chúng tôi tin rằng Quý Công ty quan tâm đến các lợi ích về SHTT của Quý Công ty. Còn với VIHABRAND lợi ích của quý công ty cũng là lợi ích của chúng tôi, bởi chúng tôi quan niệm rằng:

“bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng như bảo vệ lợi ích của chính mình”. 

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi 

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIHABRAND

ĐC: 20/1/6, Đ.Trục, P.13, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh

Email  : vihaco.gov@gmail.com

Website.http://dangkythuonghieu.org

Tel : (028) 62 758 518 - Fax: (028) 62 758 519

Hotline: 0933 502 255 – 0909 444 771

 để được hỗ trợ và tiến hành các thủ tục pháp lý nhanh nhất và hiệu quả nhất, tư vấn MIỄN PHÍ


Dịch vụ đăng ký thương hiệu cá nhân uy tín nhất TP.Hồ Chí Minh

 Đăng ký thương hiệu là một trong những việc làm cần thiết để bảo vệ thương hiệu đó trên thị trường, tránh những trường hợp cạnh tranh không lành mạnh, tránh những rủi ro trên thị trường và có thể bảo vệ thương hiệu đó khi xảy ra tranh chấp. Vậy Đăng ký thương hiệu cá nhân được thực hiện như thế nào? Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc thông qua bài viết sau:

dich-vu-dang-ky-thuong-hieu-ca-nhan-uy-tin-nhat-tphcm

Thương hiệu cá nhân là gì?

Hiện nay luật sở hữu trí tuệ chưa quy định cụ thể thế nào là thương hiệu cá nhân tuy nhiên chúng ta có thể hiểu rằng thương hiệu cá nhân là những yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa cái này với cái kia. Đó là màu sắc, hình ảnh và từ ngữ tất cả kết hợp với nhau tạo ra một thương hiệu riêng và dễ dàng phân biệt được thương hiệu này với thương hiệu khác. Và để bảo vệ thương hiệu cá nhân thì cá nhân đó cần phải đi đăng ký bảo hộ thương hiệu cá nhân

Vì sao phải đăng ký thương hiệu cá nhân?

Đăng ký thương hiệu cá nhân là một việc làm cần thiết bởi vì suất phát từ nhiều nguyên nhân như là:

- Việc đăng ký thương hiệu hay là đăng ký nhãn hiệu cá nhân là việc làm cần thiết để bảo vệ thương hiệu đó, nhằm bảo hộ độc quyền đối với thương hiệu đó. 

- Đây là một việc làm cần thiết để tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh xảy ra. Đặc biệt là trong thời điểm có quá nhiều cơ sở kinh doanh mọc lên, làm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Khi thương hiệu của bạn không được bảo hộ thì khi gặp những vấn đề về ăn cắp thương hiệu thì sẽ không được bảo vệ. Và bạn sẽ không có bằng chứng chứng minh rằng thương hiệu đó là của mình đã bị doanh nghiệp khác ăn cắp...

- Khi thực hiện đăng ký thương hiệu thì sẽ hạn chế được tình trạng ăn cắp, đạo nhái của các cơ sở kinh doanh khác. 

Hồ sơ đăng ký thương hiệu cá nhân.

Hồ sơ đăng ký thương hiệu cá nhân bao gồm các tài liệu như sau:

1. Tờ khai đăng ký thương hiệu cá nhân

2. Mẫu nhãn hiệu

3. Mô tả mẫu nhãn hiệu

4. Thông tin chủ đơn đăng ký:  chủ sở hữu cần cung cấp các thông tin về chủ đơn, địa chỉ của chủ đơn. Chủ đơn là cá nhân thì cung cấp tên, địa chỉ chủ đơn theo chứng minh nhân dân/ căn cước công dân/ hộ chiếu của chủ đơn còn thời hạn sử dụng 

5. Thông tin tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp nếu nộp thông qua đại diện

6. Thông tin về số lượng nhóm hàng hóa, dịch vụ đăng ký

7. Chứng từ, lệ phí.

8. giấy ủy quyền cho việc đăng lý logo cá nhân. 

Tùy trường hợp đăng ký sẽ có thêm các loại giấy tờ khác có liên quan.

Thủ tục đăng ký thương hiệu cá nhân 

Để thực hiện đăng ký thương hiệu cá nhân thì cần thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký

Bước 2: Tra cứu thương hiệu trước khi nộp hồ sơ

Đây là một trong những việc làm cân thiết nhằm chắc chắn rằng thương hiệu mà cá nhân chuẩn bị đăng ký không bị trùng với thương hiệu cá nhân khác. Hoặc cá nhân đã nộp trước đó. Để tránh tình trạng mất quá nhiều thời gian.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu cá nhân tại Cục sở hữu trí tuệ. 

Bước 4: Theo dõi đơn đăng ký cá nhân tại cục sở hữu trí tuệ.

Bước 5: Nhận giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu cá nhân.

Quy định về quyền đăng ký thương hiệu cá nhân 

Quyền đăng ký thương hiệu cá nhân.

Căn cứ pháp lý: Điều 87 luật sở hữu trí tuệ 2019

Điều 87 luật sở hữu trí tuệ quy định những đối tượng có quyền đăng ký nhãn hiệu như sau:

- Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp

- Tổ chức cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó. 

- Tổ chức tập thể được thành lập một cách hợp pháp thì có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với nhãn hiệu chỉ dẫn địa lý của hàng hóa, dịch vụ , tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hàng sản xuất kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. 

- Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phỉa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

- Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành chủ sở hữu với những điều kiện sau:

+ Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh

+ Việc sử dụng nhãn hiệu đó thì không được gây nhầm lẫn cho người tiêu dung về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.

- Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1,2,3,4, và 5 điều này, kể cả những người đã nộp đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức và cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức cá nhân phải đáp ứng các điều kiện với người có quyền đăng ký tương ứng

- Còn đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì người địa diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu không được sự đổng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu,trừ trường hợp có lý do chính đáng

Cá nhân dưới 18 tuổi có quyền đăng ký thương hiệu cá nhân hay không?

Căn cứ pháp lý: Điều 21 Bộ Luật Dân sự 2015 và các điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ và điều 18 Luật doanh nghiệp 2020

- Theo BLDS thì giao dịch dân sự liên quan đến các tài sản cần đăng ký của người dưới 18 tuổi phải do người đại diện theo pháp luật xác lập và thực hiện và người dưới 18 tuổi không có thể tự mình thực hiện giao dịch

- Thứ hai là cá nhân chỉ có quyền đăng ký nhãn hiệu đối với hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp hoặc sản phẩm do mình đưa ra thị trường do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phải đối việc đăng ký đó.

- Căn cứ thứ 3 đó là người chưa thành niên thì không được quyền thành lập và quản lý góp vốn vào doanh nghiệp để tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh. 

Như vậy có thể kết luận rằng cá nhân khi chưa đủ 18 tuổi thì không được đứng tên chủ sở hữu văn bằng bảo hộ mà phải thông qua người đại diện theo pháp luật của cá nhân đó theo điều 136 BLDS 2015 quy định. 

Vihabrand là dịch vụ đăng ký thương hiệu cá nhân uy tín nhất TPHCM. Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký thương hiệu cho cá nhân cho tổ chức, doanh nghiệp, công ty vui lòng liên hệ

ĐƠN VỊ HỖ TRỢ PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP VIHABRAND

Chúng tôi tin rằng Quý Công ty quan tâm đến các lợi ích về SHTT của Quý Công ty. Còn với VIHABRAND lợi ích của quý công ty cũng là lợi ích của chúng tôi, bởi chúng tôi quan niệm rằng:

bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng như bảo vệ lợi ích của chính mình”. 

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi 

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIHABRAND

ĐC: 20/1/6, Đ.Trục, P.13, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh

Email  : vihaco.gov@gmail.com

Website.http://dangkythuonghieu.org

Tel : (028) 62 758 518 - Fax: (028) 62 758 519

Hotline: 0933 502 255 – 0909 444 771

 để được hỗ trợ và tiến hành các thủ tục pháp lý nhanh nhất và hiệu quả nhất, tư vấn MIỄN PHÍ


Học chứng chỉ iso ở đâu uy tín nhất hiện nay tại TP.Hồ Chí Minh

 Chứng nhận ISO cho cá nhân là một hệ thống quy trình nhằm kiểm soát chất lượng về quản lý, con người và quy trình sản xuất sản phẩm. Đảm bảo sản phẩm được sản xuất đúng theo quy trình về an toàn cũng như kiểm soát các mối nguy liên quan. Học chứng chỉ iso ở đâu uy tín? Chứng nhận ISO 9001 là một thuật ngữ chung được sử dụng cho hai điều chính, đó là: chứng nhận kiến thức và chứng nhận của một cá nhân về hệ thống quản lý chất lượng của công ty. Chứng nhận ISO 9001 là gì? Sau đây Vihabrand chúng tôi sẽ giải thích cụ thể thông qua bài viết dưới đây. 

hoc-chung-chi-iso-o-dau-uy-tin-nhat-hien-nay-tai-tphcm

Chứng nhận ISO 9001 cho các cá nhân là cần thiết để cung cấp thông tin, kiến thức và kỹ năng cần thiết để sử dụng ISO 9001 để tạo và duy trì Hệ thống quản lý chất lượng (thường được gọi là QMS) cho một công ty.
Những chứng chỉ cá nhân này cũng cho phép những người liên quan phát triển và nâng cao sự nghiệp của họ trong kiểm toán hệ thống quản lý chất lượng bằng cách thể hiện kỹ năng của họ cho các nhà tuyển dụng tiềm năng.

Đánh giá khóa học ISO 9001.

Có một loạt các khóa học có sẵn, bao gồm các khóa học hai ngày về cách thực hiện các khóa học Kiểm toán nội bộ ISO 9001, hai đến ba ngày và thậm chí đào tạo Kiểm toán viên trưởng ISO 9001, thường diễn ra năm ngày, bao gồm cả việc kiểm tra.
Khóa học kiểm toán viên có thể được cung cấp bởi một công ty đã được chứng nhận để có thể trình bày đào tạo kiểm toán viên chính ISO 9001. Người tham gia sẽ có được chứng nhận chuyên gia nếu đáp ứng đủ và đúng điều kiện yêu cầu dành cho một kiểm toán viên. 

Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2015

Quá trình cấp chứng nhận ISO 9001 cho các công ty bắt đầu bằng quyết định sử dụng tiêu chuẩn ISO 9001 làm cơ sở cho QMS. Sau đó, công ty sẽ thực hiện tất cả các hành động cần thiết để tạo và ghi lại hệ thống của họ bằng cách sử dụng các yêu cầu ISO 9001 làm hướng dẫn cho những gì cần phải làm xong.
Việc triển khai hoàn tất sau khi công ty duy trì hệ thống trong một khoảng thời gian, sau đó tiến hành kiểm toán nội bộ và ít nhất một đánh giá quản lý hệ thống.
Sau đó, một kiểm toán viên chính được chứng nhận từ một tổ chức chứng nhận sẽ kiểm toán hệ thống theo các yêu cầu đối với ISO 9001 và nếu hệ thống đáp ứng tiêu chuẩn, chứng chỉ ISO 9001 sẽ được cấp cho thấy QMS của công ty được chấp nhận để đáp ứng tiêu chuẩn. Công ty sau đó được coi là chứng nhận ISO 9001.

Chu trình bảo trì chứng nhận ISO 9001 cho một công ty

Các yêu cầu chứng nhận chất lượng ISO yêu cầu QMS phải được duy trì và cải thiện, vì vậy chứng nhận ISO 9001 không chỉ đơn giản là chỉ cần kiểm tra một lần.
Thỏa thuận với tổ chức chứng nhận tiếp tục sau cuộc kiểm toán ban đầu (kiểm toán chứng nhận) và họ cũng tổ chức kiểm toán thường xuyên hệ thống (gọi là kiểm toán giám sát hoặc bảo trì).
Điều này được thực hiện theo chu kỳ ba năm, trong đó kiểm toán chứng nhận ban đầu xem xét toàn bộ QMS ISO 9001 và phải được kiểm toán bảo trì hai năm tiếp theo. 

Học chứng chỉ iso ở đâu để kiểm toán giám sát

Kiểm toán giám sát có thể xảy ra một lần, hai lần hoặc nhiều hơn mỗi năm theo thỏa thuận giữa công ty và tổ chức chứng nhận; tuy nhiên, tối thiểu là mỗi năm một lần trong khoảng thời gian chứng chỉ có hiệu lực. Vào cuối ba năm, chu kỳ sẽ bắt đầu lại nếu công ty chọn duy trì chứng nhận ISO 9001 và những lợi ích mà chứng chỉ mang lại. Sau đó, một cuộc kiểm toán chứng nhận lại để đánh giá toàn bộ hệ thống sẽ được thực hiện lại từ đầu.

Tìm hiểu chứng chỉ ISO 14001: 2015 cho các cá nhân

Các khóa đào tạo về khái niệm ISO 14001 có sẵn và có nhiều lựa chọn cho các cá nhân lựa chọn, bạn cần tìm hiểu thông tin về các khóa đào tạo này trước khi bạn muốn học chứng chỉ ISO 14001.

Những người mong muốn có được chứng chỉ để trở thành một kiểm toán viên cho một tổ chức chứng nhận, yêu cầu thực hiện các khóa đào tạo này và nó cũng hữu ích cho những người sử dụng các kỹ năng này trong công ty riêng của họ.

Khóa đào tạo kiểm toán viên chính ISO 14001

Khóa đào tạo kiểm toán viên chính ISO 14001 – Đây là khóa đào tạo 4 đến 5 ngày tập trung vào việc hiểu tiêu chuẩn ISO 14001 và có thể sử dụng nó để kiểm toán các hệ thống quản lý theo yêu cầu. 
Học chứng chỉ ISO 14001 cho kiểm toán viên trưởng bao gồm một bài kiểm tra cuối cùng để xác minh kiến thức và năng lực và chỉ với một khóa học được công nhận, một cá nhân mới có thể được chấp thuận cho kiểm toán chứng nhận ISO 14001 cho một tổ chức chứng nhận.

Khóa đào tạo kiểm toán viên nội bộ ISO 14001

Khóa đào tạo kiểm toán viên nội bộ ISO 14001 – Đây thường là khóa học hai hoặc ba ngày dựa trên khóa kiểm toán viên chính ở trên, nhưng không bao gồm bài kiểm tra năng lực, vì vậy điều này hữu ích nhất cho người bắt đầu kiểm toán nội bộ trong Công ty.
Kiểm toán viên nội bộ phải đủ điều kiện, đây là một yêu cầu khi chứng nhận, vì vậy công ty phải có nhân viên học chứng nhận ISO 14001 để kiểm toán nội bộ.

Khóa đào tạo nâng cao nhận thức và thực hiện ISO 14001

Khóa đào tạo nâng cao nhận thức và thực hiện ISO 14001 – khóa học cung cấp kiến thức về ISO 14001 và cách thực hiện chứng chỉ này. Đây có thể là các khóa học một hoặc hai ngày và thậm chí có thể bao gồm các phiên trực tuyến như một phương pháp giảng dạy.
Nghiên cứu chứng nhận ISO 14001 này là cung cấp tổng quan về tiêu chuẩn ISO 14001 hoặc những người sẽ tham gia thực hiện dự án chứng nhận ISO 14001 trong một công ty và tiết kiệm nhiều hơn khoản đầu tư vào khóa học.
Tìm hiểu người đánh giá chính cho người tham gia ở cấp độ này. Vì vậy, bạn phải xác định ở giai đoạn nào bạn đang hiểu về các tiêu chuẩn để tham gia các lớp chứng nhận ISO 14001 và chọn đúng.

Chứng nhận ISO 14001

Chứng nhận ISO 14001 là kiểm toán của bên thứ ba được thực hiện bởi một tổ chức chứng nhận như TNV-SIGMA CERT, khi xác minh rằng một tổ chức tuân thủ các yêu cầu của ISO 14001, sẽ cấp chứng chỉ ISO 14001. Chứng nhận này sau đó được duy trì thông qua kiểm toán giám sát theo lịch trình thường xuyên trên cơ sở hàng năm bởi cơ quan đánh giá với chứng nhận lại được thực hiện trên cơ sở ba năm.

Tiêu chuẩn ISO 50001 là gì?

Tiêu chuẩn ISO 50001 dựa trên tiêu chuẩn được công bố bởi Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO). Đặc điểm kỹ thuật yêu cầu sử dụng một hệ thống quản lý năng lượng với mục đích chính là sử dụng năng lượng hiệu quả hơn. Tiêu chuẩn này dựa trên mô hình hệ thống quản lý cải tiến liên tục, tương tự như một số tiêu chuẩn ISO thông thường khác.
Chứng nhận kêu gọi một công ty xây dựng chính sách năng lượng, đặt mục tiêu đáp ứng chính sách, sử dụng dữ liệu để đáp ứng mục tiêu, đo lường hiệu quả của chính sách và liên tục cải thiện chính sách. 
ISO 50001 không dành riêng cho ngành và dành cho bất kỳ tổ chức nào muốn thực hiện và duy trì hệ thống quản lý năng lượng.

Nội dung chính của Tiêu chuẩn ISO 50001. 

ISO 50001 dựa trên mô hình hệ thống quản lý cải tiến liên tục cũng được sử dụng cho các tiêu chuẩn nổi tiếng khác như ISO 9001 hoặc ISO 14001. Điều này giúp các tổ chức dễ dàng tích hợp quản lý năng lượng vào những nỗ lực chung của họ. để cải thiện chất lượng và quản lý môi trường.

ISO 50001 cung cấp khung yêu cầu cho các tổ chức để:

- Xây dựng chính sách sử dụng năng lượng hiệu quả hơn
- Xác định mục tiêu và mục tiêu để đáp ứng chính sách
- Sử dụng dữ liệu để hiểu rõ hơn và đưa ra quyết định về việc sử dụng năng lượng
- Đo lường kết quả
- Xem lại chính sách hoạt động tốt như thế nào và
- Liên tục cải thiện quản lý năng lượng.
- Được chứng nhận theo Tiêu chuẩn ISO 50001. 

Tiêu chuẩn ISO 50001 nhằm mục đích:

- Thứ nhất, Các tổ chức hỗ trợ trong việc cải thiện hiệu quả năng lượng, sử dụng năng lượng và tiêu thụ
- Thứ hai, Tạo sự minh bạch và tạo điều kiện giao tiếp về quản lý tài nguyên năng lượng
- Thứ ba, Thúc đẩy thực hành và hành vi quản lý năng lượng tốt nhất
- Thứ tư, Hỗ trợ các cơ sở trong việc đánh giá và ưu tiên triển khai các công nghệ tiết kiệm năng lượng mới
- Thứ năm, Cung cấp một khuôn khổ để thúc đẩy hiệu quả năng lượng trong toàn bộ chuỗi cung ứng
- Thứ sáu, Tạo điều kiện quản lý năng lượng được cải thiện cho các dự án giảm phát thải khí nhà kính
- Cuối cùng, Cho phép tích hợp với các hệ thống quản lý tổ chức khác như môi trường, sức khỏe và an toàn

TÌM HIỂU ISO 50001 – CHO CÁ NHÂN

Học chứng chỉ iso ở đâu để đào tạo Kiểm toán viên chính ISO 50001. Đào tạo Kiểm toán viên chính ISO 50001 – Đây là khóa đào tạo 4 đến 5 ngày tập trung vào việc hiểu tiêu chuẩn ISO 50001 và có thể sử dụng nó để kiểm toán các hệ thống quản lý theo yêu cầu của các công ty/doanh nghiệp.

Học tập chứng nhận kiểm toán viên chính ISO 50001 bao gồm một bài kiểm tra cuối cùng để xác minh kiến thức và năng lực và chỉ với một khóa học được công nhận, một cá nhân mới có thể được chấp thuận cho kiểm toán chứng nhận ISO 50001 cho một cơ quan chứng nhận.

Khóa đào tạo kiểm toán viên nội bộ ISO 50001

Khóa đào tạo kiểm toán viên nội bộ ISO 50001 – Đây thường là khóa học hai hoặc ba ngày dựa trên khóa kiểm toán viên chính ở trên, nhưng không bao gồm bài kiểm tra năng lực, vì vậy điều này hữu ích và dễ dàng nhất cho người bắt đầu kiểm toán nội bộ trong Công ty.
Kiểm toán viên nội bộ phải đủ điều kiện, đây là một yêu cầu chứng nhận, vì vậy công ty phải có nhân viên học chứng nhận ISO 50001 để kiểm toán nội bộ.

Khóa đào tạo nâng cao nhận thức và thực hiện ISO 50001

Khóa đào tạo nâng cao nhận thức và thực hiện ISO 50001 – khóa học cung cấp kiến thức về ISO 50001 và cách thực hiện. Đây có thể là các khóa học một hoặc hai ngày và thậm chí có thể bao gồm các phiên trực tuyến như một phương pháp giảng dạy.
Nghiên cứu chứng nhận ISO 50001 này là cung cấp tổng quan về tiêu chuẩn ISO 50001 hoặc những người sẽ tham gia thực hiện dự án chứng nhận ISO 50001 trong một công ty và tiết kiệm nhiều hơn là đầu tư vào một khóa học. tìm hiểu người đánh giá chính cho người tham gia ở cấp độ này.
Vì vậy, bạn phải xác định học chứng chỉ iso ở đâu,  ở giai đoạn nào bạn đang hiểu về các tiêu chuẩn để tham gia các lớp chứng nhận ISO 50001 và chọn đúng.
Dịch vụ làm chứng nhận iso Vihabrand là tổ chức thực hiện chứng nhận ISO 50001: 2011, sẽ cấp chứng chỉ ISO 50001: 2011. Chứng nhận này sau đó được duy trì thông qua kiểm toán giám sát theo lịch trình thường xuyên trên cơ sở hàng năm bởi cơ quan đánh giá, với chứng nhận lại được thực hiện trên cơ sở ba năm. Liên hệ với chúng tôi để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn trong chứng nhận ISO của bạn

ĐƠN VỊ HỖ TRỢ PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP VIHABRAND

Chúng tôi tin rằng Quý Công ty quan tâm đến các lợi ích về SHTT của Quý Công ty. Còn với VIHABRAND lợi ích của quý công ty cũng là lợi ích của chúng tôi, bởi chúng tôi quan niệm rằng:

“bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng như bảo vệ lợi ích của chính mình”. 

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi 

CÔNG TY TNHH QUẢN TRỊ TÀI SẢN TRÍ TUỆ VIHABRAND

Địa chỉ trụ sở: 20/1/6 Đặng Thùy Trâm, P.13, Q.Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

Email  : vihaco.gov@gmail.com

Website.http://dangkythuonghieu.org

Tel : (028) 62 758 518 - Fax: (028) 62 758 519

Hotline: 0933 502 255 – 0909 444 771

 để được hỗ trợ và tiến hành các thủ tục pháp lý nhanh nhất và hiệu quả nhất, tư vấn MIỄN PHÍ