Chứng nhận ISO 22000 có thể áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong chuỗi cung ứng thực phẩm không phân biệt quy mô bao gồm:
- Thực phẩm chức năng: cho người già, trẻ em, người bị bệnh
- Doanh nghiệp chế biến rau, củ, quả, thịt trứng sữa, thuỷ hải sản
- Doanh nghiệp sản xuất, chế biến gia vị
- Các hãng vận chuyển thực phẩm
- Hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ
- Doanh nghiệp sản xuất vật liệu bao gói thực phẩm
- Trang trại trồng trọt và chăn nuôi
Tiêu chuẩn ISO 22000:2005 là gì? Giữa ISO 22000:2005 và ISO 22000:2018 có điểm khác biệt nào? đang là các câu hỏi được không ít doanh nghiệp quan tâm. Hãy cùng Vihabrand tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau.
Tiêu chuẩn ISO 22000:2005 về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm không còn quá xa lạ với các doanh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm. Tuy nhiên vẫn có nhiều doanh nghiệp chưa nắm rõ sự khác nhau giữa ISO 22000:2005 và ISO 22000:2018 khi muốn chuyển đổi.
Ngay sau đây, Vihabrand sẽ chia sẻ nhanh cho quý bạn một số thông tin chi tiết về ISO 22000:2005 và điểm khác biệt so với 22000:2018 trong bài viết sau, cùng theo dõi nhé.
Khái quát về tiêu chuẩn ISO 22000:2005
Trước khi đi tìm hiểu điểm khác biệt giữa tiêu chuẩn ISO 22000:2005 và ISO 22000:2018, cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết phiên bản ISO 22000:2005 ngay dưới đây.
Tiêu chuẩn ISO 22000:2005 là gì?
ISO 22000:2005 là phiên bản năm 2005 của tiêu chuẩn ISO 22000 về hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm. Tiêu chuẩn này được ban hành bởi ISO (Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế) dành cho các doanh nghiệp thực phẩm với mục đích thiết lập các quy định, yêu cầu về việc quản lý an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất chế biến, kinh doanh hay xuất nhập khẩu.
Ý nghĩa của ISO 22000:2005
Tiêu chuẩn ISO 22000:2005 được xây dựng với ý nghĩa là công cụ giúp tổ chức doanh nghiệp có thể kiểm soát một cách toàn diện các mối nguy có ảnh hưởng tới mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm. Từ đó, đảm bảo rằng sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng sẽ an toàn và không gây hại cho sức khỏe.
Việc áp dụng ISO 22000:2005 là một cách thể hiện trách nghiệm cũng như sự quan tâm của doanh nghiệp đến các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm, đặc biệt là trong bối cảnh có nhiều tổ chức/cá nhân vì cái lợi trước mắt mà không màng đến sức khỏe hay tính mạng của người khác.
Tại sao phải áp dụng ISO 22000?
Hậu quả của thực phẩm không an toàn có thể rất nghiêm trọng. Các tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm của ISO giúp các tổ chức xác định và kiểm soát các mối nguy về an toàn thực phẩm, đồng thời làm việc cùng với các tiêu chuẩn quản lý ISO khác, chẳng hạn như ISO 9001. Áp dụng cho tất cả các loại nhà sản xuất, ISO 22000 cung cấp một lớp đảm bảo an toàn cho thực phẩm toàn cầu chuỗi cung ứng, giúp sản phẩm vượt qua biên giới và mang đến cho mọi người thực phẩm mà họ có thể tin tưởng.
ISO 22000 đưa ra các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và có thể được chứng nhận cho hệ thống đó. Nó vạch ra những gì một tổ chức cần làm để chứng minh khả năng kiểm soát các mối nguy về an toàn thực phẩm nhằm đảm bảo rằng thực phẩm an toàn. Nó có thể được sử dụng bởi bất kỳ tổ chức nào bất kể quy mô hoặc vị trí của nó trong chuỗi thực phẩm.
Theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP: Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm:
Tại điều 12. Cơ sở không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Cơ sở đã được cấp một trong các loại giấy chứng nhận: GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc các loại giấy chứng nhận tương đương còn hiệu lực.
Nếu tổ chức, doanh nghiệp hoặc đơn vị đã được cấp chứng chỉ ISO 22000 thì các tổ chức, doanh nghiệp hay đơn vị đó sẽ không cần phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Như vậy, doanh nghiệp đạt chứng nhận ISO 22000 sẽ không cần giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Để được cấp chứng nhận ISO 22000 doanh nghiệp cần đáp ứng 3 điều kiện quan trọng sau:
Điều kiện thứ 1: Xây dựng áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000
Doanh nghiệp cần xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm sao cho phù hợp với doanh nghiệp của mình.
Mỗi doanh nghiệp sẽ có một quá trình triển khai và áp dụng tiêu chuẩn khác nhau tùy thuộc vào quy mô, phạm vi hoạt động, nhân sự, số lượng phòng ban, văn phòng cũng như sản phẩm cụ thể là gì. Chính vì vậy, các doanh nghiệp ngay từ đầu phải có kế hoạch cùng chương trình xây dựng cùng áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 dành riêng cho doanh nghiệp mình.
Điều kiện này sẽ bao gồm một số công việc quan trọng như: Xác định phạm vi hoạt động; Tổ chức cuộc họp lãnh đạo về việc cam kết thực hiện xây dựng và áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 22000; Thành lập ban ISO gồm thành viên là các đại diện từ các bộ phận; Tiến hành hoạch định các rủi ro cùng cơ hội, mục tiêu; Triển khai các chương trình tiên quyết; Quyết định nguồn nhân lực tham gia trong việc quản lý an toàn thực phẩm; Tiến hành thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện; Đưa ra các cải tiến và khắc phục phù hợp.
Điều kiện thứ 2: Đăng ký cấp chứng chỉ ISO 22000
Đăng ký chứng nhận ISO tại tổ chức chứng nhận ISOCERT. Sau khi đăng ký xong tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000. Nếu hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của doanh nghiệp phù hợp các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000 thì tổ chức chứng nhận sẽ cấp cho doanh nghiệp giấy chứng nhận đạt ISO 22000.
Điều kiện thứ 3: Duy trì hệ thống và hiệu lực của chứng nhận
Tiếp tục duy trì thực hiện hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000 và hiệu lực của Giấy chứng nhận. Sau khi đạt được chứng nhận, doanh nghiệp cần thường xuyên cải tiến và duy trì việc áp dụng hệ thống.
Mọi thắc mắc liên quan tới tư vấn chứng nhận ISO 22000:2005 tại 24 Quận Huyện Thành Phố Hồ Chí Minh, ISO 9001:2015 và các hệ thống quản lý khác quý khách hàng vui lòng liên hệ
ĐƠN VỊ DỊCH VỤ ĐẠI DIỆN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VIHABRAND CO.,LTD
Bạn đang có vấn đề về pháp lý mà không biết cách giải quyết ? Hãy nhấc máy gọi ngay cho chúng tôi
theo số điện thoại : 0933 50 22 55 chúng tôi sẽ tư vẫn và hỗ trợ bạn tốt nhất !
“bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng như bảo vệ lợi ích của chính mình”.
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi
CÔNG TY TNHH QUẢN TRỊ TÀI SẢN TRÍ TUỆ VIHABRAND
Người đại diện: (Ông) NGUYỄN VIỆT HÀ Chức vụ: Giám đốc
Địa chỉ trụ sở: số 20/1/6 Đặng Thùy Trâm, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Mã số thuế: 0313625602
Điện thoại: (028) 62758 518 - 0934186339 Email: cskh.vihabrand@gmail.com
Website: https://vihabrand.org/ ; http://dangkythuonghieu.org ; ; http://dangkybanquyen.org
Hotline: 0933 502 255 – 0934 186 339
để được hỗ trợ và tiến hành các thủ tục pháp lý nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét