Hướng dẫn thủ tục đăng ký thương hiệu

Nên đăng ký thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn.

Bảo hộ nhãn hiệu độc quyền

Hãy đến Công ty Vihaco Việt Nam, chung tôi sẽ tư vấn miễn phí cho doanh nghiệp của bạn về thủ tục bảo hộ nhãn hiệu.

Bảo hộ quyền tác giả - tác phẩm

Một tác phẩm đẹp không thể không có bảo hộ thương hiệu.

Đại diện sở hữu trí tuệ Vihaco Việt Nam

Những thương hiệu nổi tiếng mang tầm quốc tế, mà chúng tôi đã từng đăng ký.

Đăng ký logo - quyền tác phẩm

Với đội ngũ luật sư có nhiều năm kinh nghiệm.

Thứ Sáu, 17 tháng 11, 2023

Thủ tục cấp lại Giấy vệ sinh an toàn thực phẩm tại TP.Hồ Chí Minh

 Theo quy định của Luật an toàn thực phẩm năm 2010, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời hạn là 3 năm. Và nếu giấy phép này hết hạn thì bạn phải tiến hành xin cấp lại nếu muốn tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Thủ tục xin cấp lại phải được thực hiện trước 6 tháng kể từ ngày giấy này hết hạn. Vihabrand mời các bạn tham khảo thủ tục cấp lại Giấy vệ sinh an toàn thực phẩm chi tiết trong phần nội dung dưới đây.

thu-tuc-cap-lai-giay-ve-sinh-an-toan-thuc-pham-tai-tphcm

Thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:

Trước hết, bạn cần chuẩn bị hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bao gồm các giấy tờ sau: Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp; Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ nêu trên, bạn nộp hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Được xác định theo quy định tại Điều 5 TT 47/2014/TT-BYT).

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan này sẽ kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở của bạn. Nếu đủ điều kiện thì sẽ họ sẽ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp họ từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận ATTP:

a. Cơ sở nộp 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP cho cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP quy định tại khoản 1 Điều 18 của Thông tư này. Hồ sơ cấp giấy chứng nhận vệ sinh ATTP có thể được nộp theo một trong các hình thức sau: trực tiếp, gửi qua Fax, E-mail, mạng điện tử (sau đó gửi hồ sơ bản chính); gửi theo đường bưu điện;

b. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP của cơ sở, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP phải xem xét tính đầy đủ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không đầy đủ;

c. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP thực hiện thẩm tra hồ sơ kiểm tra, xếp loại cơ sở do đơn vị đã thực hiện, hoặc tổ chức đi kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở (trường hợp cơ sở chưa được kiểm tra, xếp loại) và cấp Giấy chứng nhận ATTP nếu đủ điều kiện. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận ATTP thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Cấp lại Giấy chứng nhận ATTP:

a. Trước 06 (sáu) tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận ATTP hết hạn, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP trong trường hợp tiếp tục sản xuất kinh doanh.

Cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận ATTP, thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận ATTP, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận ATTP trong trường hợp này tương tự như cấp Giấy chứng nhận ATTP quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 18 Thông tư này.

b. Trường hợp Giấy chứng nhận ATTP vẫn còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất, bị hỏng, thất lạc, hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận ATTP, cơ sở phải có văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP theo Phụ lục V gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận ATTP để được xem xét cấp lại.

Trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP của cơ sở, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP thực hiện thẩm tra hồ sơ và xem xét, cấp lại Giấy chứng nhận ATTP cho cơ sở. Thời hạn của Giấy chứng nhận ATTP đối với trường hợp cấp lại trùng với thời hạn hết hiệu lực của Giấy chứng nhận ATTP đã được cấp trước đó. Trường hợp không cấp lại, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Trong khi thực hiện thủ tục này, nếu còn vướng mắc nào bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kịp thời. Quý khách đang muốn kinh doanh thực phẩm mà chưa biết phải xây dựng nhà hàng theo nguyên tắc chuẩn đảm bảo vệ sinh theo quy định của Nhà Nước. Hãy liên hệ với Vihabrand để được tư vấn chi tiết nhất về dịch vụ xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tại TPHCM

ĐƠN VỊ HỖ TRỢ PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP VIHABRAND

Chúng tôi tin rằng Quý Công ty quan tâm đến các lợi ích về SHTT của Quý Công ty. Còn với VIHABRAND VIET NAM CO.,LTD lợi ích của quý công ty cũng là lợi ích của chúng tôi, bởi chúng tôi quan niệm rằng:

“bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng như bảo vệ lợi ích của chính mình”. 

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi 

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIHABRAND 

ĐC: 20/1/6, Đ.Trục, P.13, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh

Email  : vihaco.gov@gmail.com;

Website.http://dangkythuonghieu.org

Tel : (028) 62 758 518 - Fax: (028) 62 758 519

Hotline: 0933 502 255 – 0909 444 771

 để được hỗ trợ và tiến hành các thủ tục pháp lý nhanh nhất và hiệu quả nhất, tư vấn MIỄN PHÍ


Nội dung định hướng thương hiệu TikTok la gì tại TP.Hồ Chí Minh

 Tiktok đang là mạng xã hội được sử dụng nhiều thứ 2 thế giới sau Facebook, cho phép người dùng thỏa thích sáng tạo nội dung và tạo ra các video viral nhanh chóng. Tuy Tiktok giúp người dùng sáng tạo nội dung tự do nhưng các chính sách của Tiktok đặt ra yêu cầu chủ tài khoản phải tuân thủ theo khi tham gia nền tảng. Với các nhãn hàng, công ty tiếp thị, Tiktok là công cụ tiếp cận khách hàng hiệu quả bậc nhất. Chính nhờ sự phổ biến này, nhiều cá nhân tổ chức muốn đăng ký thương hiệu cho kênh Tiktok của mình. Bài viết dưới đây, Vihabrand sẽ đưa tới Quý khách hàng dịch vụ đăng ký thương hiệu kênh Tiktok tại TPHCM uy tín nhất.

noi-dung-dinh-huong-thuong-hieu-tiktok-la-gi-tai-tphcm

Nội dung Định hướng Thương hiệu là gì?

Nội dung định hướng thương hiệu trên TikTok (“Nội dung Định hướng Thương hiệu”) là nội dung quảng bá hàng hóa hoặc dịch vụ mà bạn sẽ nhận (hoặc đã nhận) một thứ gì đó có giá trị từ bên thứ ba chẳng hạn như một thương hiệu, để đổi lấy bài đăng của bạn, hoặc bạn có thể cần phải tiết lộ để tuân thủ luật pháp hoặc quy định.

Nội dung Định hướng Thương hiệu có thể bao gồm nội dung do bạn đăng, có thể hiện hoặc đề cập đến:

- Một sản phẩm hoặc dịch vụ đã được một thương hiệu tặng cho bạn, hoặc bạn đã được trả tiền để đăng (dù dưới hình thức tiền hay quà tặng), hoặc bạn sẽ nhận được tiền hoa hồng về bất kỳ hoạt động bán hàng nào (ví dụ, thông qua link tiếp thị liên kết hoặc sử dụng mã khuyến mãi); hoặc

- Một thương hiệu mà bạn có hoặc đã có mối quan hệ thương mại, chẳng hạn như nơi bạn đang làm đại sứ thương hiệu.

Quy tắc đăng Nội dung Định hướng Thương hiệu:

Bạn có trách nhiệm đảm bảo rằng bất kỳ Nội dung Định hướng Thương hiệu nào mà bạn đăng đều tuân thủ tất cả các luật và quy định áp dụng. Mặc dù các quy tắc trong Chính sách về Nội dung Định hướng Thương hiệu này nhằm mục đích giúp bạn tuân thủ các luật và quy định có liên quan, nhưng chúng chưa đầy đủ và bạn nên biết về bất kỳ yêu cầu pháp lýnào khác được áp dụng.

Ngoài việc tuân thủ các quy tắc này khi đăng Nội dung Định hướng Thương hiệu, bạn cũng phải tuân thủ Điều khoản Dịch vụ và Tiêu chuẩn Cộng đồng của TikTok.

Bạn cần làm gì khi đăng Nội dung Định hướng Thương hiệu?

- Bạn phải bật nút chuyển đổi nội dung định hướng thương hiệu khi đăng Nội dung Định hướng Thương hiệu (trừ khi bạn ở một quốc gia nơi không có tính năng đó).

- Bạn phải đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ bạn đang quảng bá đủ rõ ràng, mà không yêu cầu người dùng khác truy cập vào trang hồ sơ của bạn hoặc bất kỳ liên kết nào. Ví dụ, bạn nên xác định rõ ràng sản phẩm hoặc dịch vụ bằng lời nói và/hoặc bằng chú thích văn bản.

- Bạn không được đăng Nội dung Định hướng Thương hiệu quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan đến bất kỳ Ngành Bị Cấm nào được liệt kê dưới đây.

- Chúng tôi cũng khuyên bạn không nên đăng Nội dung Định hướng Thương hiệu vi phạm bất kỳ yêu cầu nào trong Các Yêu cầu Theo Quốc gia Cụ thể qua liên kết dưới đây. Nếu không, chúng tôi có thể được yêu cầu ngăn không cho truy cập nội dung ở một quốc gia hoặc các quốc gia cụ thể nơi nội dung đó có thể trái với luật pháp hoặc quy định địa phương.

Trong phạm vi mà Nội dung Định hướng Thương hiệu không tuân thủ các quy tắc này, chúng tôi có thể loại bỏ nội dung đó hoặc áp đặt các hạn chế khác.

Chúng tôi có thể cập nhật các quy tắc này định kỳ (ví dụ, nếu chúng tôi cần phản ánh bất kỳ thay đổi nào đối với các luật hoặc quy định áp dụng) và trong một số trường hợp chúng tôi có thể cần phải áp dụng chúng cho nội dung bạn đã đăng (ví dụ: nếu một luật mới yêu cầu chúng tôi không còn hiển thị một số loại nội dung nhất định).

Các Ngành Bị Cấm

Bạn không được đăng Nội dung Định hướng Thương hiệu quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ từ  các Ngành Bị Cấm sau đây.

- Rượu bia - Đồ uống có cồn (rượu vang, bia, rượu mạnh, v.v.), câu lạc bộ rượu/dịch vụ đăng ký rượu, bộ dụng cụ pha chế rượu hoặc các sự kiện rượu được tài trợ. Mục này bao gồm các sản phẩm thay thế không có cồn hoặc không chứa cồn và nước ngọt được trình bày dưới dạng chất pha trộn cho rượu.

- Thuốc lá điếu và các sản phẩm thuốc lá - Thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá, thuốc lá điện tử, hộp thuốc lá, shisha cùng các sản phẩm và dịch vụ liên quan khác.

- Sản phẩm và dịch vụ liên quan đến ma túy - Thuốc bất hợp pháp, dụng cụ ma túy, thuốc giải trí và thuốc kê toa, chất bổ sung CBD.

- Vũ khí - Vũ khí nguy hiểm, bao gồm súng, chất nổ, dao, kiếm và các đồ vật khác được thiết kế để gây hại cho cá nhân.

- Cờ bạc - Cờ bạc trực tuyến, sòng bài, cá cược thể thao và Nội dung Định hướng Thương hiệu quảng bá thể thao giả tưởng, lô tô, xổ số hoặc các nội dung khác liên quan đến cờ bạc.

- Sản phẩm và dịch vụ tình dục - Giải trí dành cho người lớn và các đồ dùng liên quan bao gồm nội dung khiêu dâm, đồ chơi tình dục, chất bôi trơn và trang phục gợi dục, bao gồm một số đồ lót như áo nịt ngực và quần lót siêu nhỏ.

- Nội dung chính trị - Giới thiệu, quảng bá hoặc phản đối một ứng cử viên cho chức vụ công, nhà lãnh đạo chính trị hiện tại hoặc trước đây, đảng phái chính trị hoặc tổ chức chính trị. Bạn không được vận động ủng hộ (hoặc chống lại) đối với một vấn đề của địa phương, khu vực hoặc quốc gia có tầm quan trọng với công chúng để gây ảnh hưởng đến kết quả chính trị.

- Sản phẩm và dịch vụ cho phép hành vi không trung thực - Sản phẩm có thể xâm phạm quyền riêng tư cá nhân, sản phẩm có thể ăn cắp thông tin cá nhân của người khác, sản phẩm có thể xâm phạm tài sản của bên thứ ba, sản phẩm có thể ăn cắp tài sản của người khác hoặc sản phẩm hoặc dịch vụ hỗ trợ hành vi giả mạo.

- Động vật - Mua hoặc bán động vật, động vật sống, vật nuôi và thú cưng. Các bộ phận/sản phẩm của cơ thể động vật từ tê giác, đười ươi, voi, hoặc bất kỳ động vật nào có nguy cơ hoặc bị đe dọa tuyệt chủng, bao gồm nhưng không giới hạn ở nội tạng, sừng, ngà, xương, da, lông, len, da thuộc hoặc răng.

༚ Ngoại lệ:

- Sản phẩm cho động vật (đồ chơi, quần áo, vòng cổ, lồng, thực phẩm, v.v.)

- Các dịch vụ dành cho thú cưng như dắt chó đi dạo, chăm sóc thú cưng, quán cà phê thú cưng, chải lông cho thú cưng, huấn luyện thú cưng, v.v.

- Cho phép nội dung quảng cáo liên quan đến việc nhận nuôi động vật đối với các tổ chức phi chính phủ (NGO), tổ chức phi lợi nhuận (NPO) và nơi trú ngụ cho động vật đi lạc (không khuyến khích dịch vụ nhận nuôi đối với vật nuôi giống tốt hoặc bất kỳ lời mời nào tham gia lai tạo vật nuôi).

- Dịch vụ chuyên môn - Dịch vụ kế toán và thuế, dịch vụ pháp lý và dịch vụ nhập cư.

- Dược phẩm, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và thuốc - Bao gồm bất kỳ dược phẩm nào quảng bá là có lợi cho sức khỏe, thuốc không kê đơn, thuốc kê đơn, vitamin và sữa bột, sữa lắc hoặc kẹo dẻo quảng bá là có chứa vitamin hoặc có lợi cho sức khỏe.

- Sản phẩm hoặc dịch vụ hoặc cơ hội về tài chính - Bao gồm ngoại hối, khoản vay, thẻ tín dụng, dịch vụ mua ngay trả sau, dịch vụ hợp nhất nợ, dịch vụ đầu tư, cho vay và quản lý tài sản tiền, nền tảng giao dịch, kế hoạch kiểu kim tự tháp, cơ hội tiếp thị đa cấp, sửa chữa tín dụng, trái phiếu bảo lãnh, đấu giá xu, tiền ảo và kế hoạch “làm giàu nhanh”.

- Các sản phẩm tránh thai - Bất kỳ sản phẩm, phương pháp nhân tạo hoặc kỹ thuật nào khác để tránh thai do hậu quả của quan hệ tình dục, chẳng hạn như bao cao su ngoại trừ kế hoạch hóa gia đình.

- Các ứng dụng hoặc dịch vụ hẹn hò và video trực tiếp - Dịch vụ hẹn hò là dịch vụ tập trung vào việc tạo ra sự kết nối giữa những người quan tâm đến sự lãng mạn, tình dục ngẫu hứng hoặc tình bạn. Dịch vụ video trực tiếp là dịch vụ trong đó tính năng chính là trò chuyện qua video trực tiếp.

- Phim, chương trình truyền hình và trò chơi theo độ tuổi - Phim, chương trình truyền hình và trò chơi được giới hạn cho một số khán giả nhất định.

- Các sản phẩm hoặc dịch vụ bị cấm khác - Cô dâu quốc tế, sản phẩm hóa chất độc hại, buôn bán bộ phận cơ thể người và cấy ghép, phá thai, dịch vụ xác định giới tính trước khi sinh, các dịch vụ về động vật hoang dã được bảo vệ, thực vật hoang dã và dịch vụ tang lễ

Dịch vụ Luật Vihabrand về Đăng ký nhãn hiệu/ thương hiệu độc quyền

- Công ty luật Vihabrand hỗ trợ doanh nghiệp tra cứu miễn phí sơ bộ nhãn hiệu. Sau khi tra cứu sơ bộ nhãn hiệu nếu chưa tìm được đối chứng tương tự với nhãn hiệu tra cứu doanh nghiệp tiến hành tra cứu chính thức để có kết quả toàn diện xác định phương án nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.

- Tư vấn, tra cứu sơ bộ nhãn hiệu của doanh nghiệp nhằm xác định khả năng đăng ký bảo hộ của nhãn hiệu;

- Tư vấn các dấu hiệu tương tự, trùng lặp, gây nhầm lẫn dẫn tới nhãn hiệu không được cấp văn bằng bảo hộ;

- Tư vấn xác định nhóm, phân nhóm cho nhãn hiệu để tránh bị từ chối về mặt hình thức, nội dung trong quá trình xét nghiệm đơn nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ;

- Tư vấn phương án sửa đổi đăng ký nhãn hiệu để có khả năng đăng ký cấp văn bằng cho chủ sở hữu;

- Tư vấn hướng dẫn thời điểm xác lập quyền đối với nhãn hiệu: Theo qui định của pháp luật Việt Nam và một số nước nhãn hiệu chỉ được xác lập quyền trênc ơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ độc quyền hoặc công nhận đăng ký quốc tế của Cục Sở hữu trí tuệ. Đây chính là nguyên tắc ưu tiên người đăng ký trước khác với luật sở hữu trí tuệ của Mỹ và một số quốc gia khác nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở chứng minh ưu tiên người sử dụng trước

Vậy trên đây là nội dung định hướng thương hiệu TikTok mà Vihabrand đã rút gọn cho mọi người tham khảo, để được tư vấn thêm hoặc đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu trên kênh tiktok, quý khách hàng vui lòng liên hệ

TỔ CHỨC DỊCH VỤ ĐẠI DIỆN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VIHABRAND CO.,LTD

 ĐC: 20/1/6 Đặng Thùy Trâm, Phường.13, Quận.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh

 Email: cskh.vihabrand@gmail.com

 Website.http://dangkythuonghieu.org

 Tel : (028) 62 758 518 - Fax: (028) 62 758 519

ĐT: 0933 50 22 55 - 0934 186 339

 Liên hệ Chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn miễn phí và tiến hành các thủ tục pháp lý nhanh nhất - hiệu quả nhất! 


Đăng ký thương hiệu trên kênh TikTok ở đâu tại Thành Phố Hồ Chí Minh

 Hiện nay, Tiktok là một ứng dụng được nhắc tới nhiều và được sử dụng rộng rãi. Nhiều người mặc định Tiktok chỉ dành cho giới trẻ nhưng trên thực tế, có nhiều đối tượng khác nhau sử dụng sử nền tảng này. Với người dùng phổ thông, Tiktok như một kênh giải trí với kho nội dung vô hạn, thậm chí có thể kiếm được tiền trên nền tảng mạng này. Với các nhãn hàng, công ty tiếp thị, Tiktok là công cụ tiếp cận khách hàng hiệu quả bậc nhất. Chính nhờ sự phổ biến này, nhiều cá nhân tổ chức muốn đăng ký thương hiệu cho kênh Tiktok của mình. Bài viết dưới đây, Vihabrand sẽ đưa tới Quý khách hàng bài viết với chủ đề đăng ký thương hiệu kênh Tiktok tại TPHCM.

dang-ky-thuong-hieu-tren-tiktok-gia-re-tai-tphcm

Tiktok là gì?

Tiktok là nền tảng video âm nhạc và mạng xã hội của Trung Quốc có tên gốc là Douyin hay Vibrato. Tik Tok là mạng xã hội video âm nhạc được phát hành bởi app tin tức Jinri Toutiao sáng lập năm 2016 tại Trung Quốc. Theo đó, cách thức hoạt động của mạng xã hội này khá đơn giả, hầu hết video có thời lượng ngắn khoảng vài giây tới 15 giây.

Hiện nay, Tiktok là ứng dụng có độ phủ sóng khắp Châu Á cũng như thế giới, đây được biết tới là ứng dụng có tốc độ phát triển bậc nhất thế giới, với cộng đồng video âm nhạc lớn nhất trên toàn cầu.

Đăng ký bảo hộ thương hiệu kênh Tiktok là gì?

Đăng ký bảo hộ thương hiệu kênh Tiktok thực chất là đăng ký thương hiệu nhằm mục đích phân biệt hàng hóa, dịch vụ này với các hàng hóa, dịch vụ cùng loại khác trên thị trường. Nhãn hiệu sẽ giúp khách hàng nhận diện và phân biệt được hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác và có sự lựa chọn sử dụng một cách phù hợp với nhu cầu của mình.

Tương tự như vậy, tên kênh Tiktok và logo, hình ảnh chứa trong đó đều có những dấu hiệu để nhận biết, phân biệt giữa hàng nghìn kênh Tiktok khác. Mỗi kênh sẽ được chủ sở hữu kênh tạo tên riêng để người xem có thể nhận biết và phân biệt với các kênh khác. Do vậy, đăng ký thương hiệu kênh Tiktok cũng chính là việc đăng ký bảo hộ tên kênh và logo, hình ảnh kênh nhằm mục đích bảo hộ độc quyền cho tên gọi, logo và hình ảnh đó trong lĩnh vực đăng ký.

Lợi ích của việc đăng ký bảo hộ thương hiệu kênh Tiktok

Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu kênh Tiktok mang lại những lợi ích trực tiếp cho chủ sở hữu nhãn hiệu. Có thể đề cập tới các lợi ích như:

- Là dấu hiệu phân biệt kênh youtube mang logo/thương hiệu của chủ sở hữu này với kênh Tiktok mang logo/thương hiệu của chủ sở hữu khác.

- Ngăn chặn việc đối thủ cạnh tranh sao chép hoặc sử dụng dấu hiệu tương tự gây nhầm lẫn với logo/thương hiệu dùng để thêm vào các video trên các kênh Tiktok khác

- Được pháp luật bảo vệ nếu có hành vi xâm phạm đến quyền của chủ sở hữu đối với logo/thương hiệu đã đăng ký trên kênh Tiktok

Ngoài ra đăng ký thương hiệu kênh Tiktok sẽ giúp xác lập quyền sở hữu hợp pháp và duy nhất đối với logo, thương hiệu trên các kênh Tiktok khác.

Thủ tục đăng ký thương hiệu kênh Tiktok

Sau khi nắm được những lợi ích của việc đăng ký thương hiệu kênh Tiktok thì thủ tục đăng ký như thế nào cũng là điều mà nhiều người muốn biết. Thủ tục này được thực hiện qua các bước như sau:

Bước 1: Đặt tên, tra cứu, khoanh vùng phạm vi đăng ký

Để đăng ký thương hiệu kênh tiktok cần xác định đối tượng đăng ký cụ thể mẫu nhãn hiệu là tên kênh bao gồm phần chữ hay cả logo, hình ảnh kèm theo (phần chữ và phần hình); đồng thời cần xác định phạm vi đăng ký bảo hộ gồm nhóm đăng ký. Nền tảng Tiktok rất đa dạng bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, cho nên chủ sở hữu cũng cần lựa chọn một trong số các nhóm như: Quảng cáo, Marketing, dịch vụ giải trí, sản xuất video trực tuyến,… Tùy vào từng nội dung khác nhau và mục đích sử dụng của chủ sở hữu kênh sẽ có những phạm vi bảo hộ khác nhau.

Sau khi đã xác định được đối tượng và phạm vi thì việc lựa chọn và đặt tên cho kênh Tiktok cũng rất quan trọng. Chủ sở hữu cần lưu ý khi lựa chọn tên để tránh trường hợp trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên gọi của chủ thể khác. Khi đã đặt tên xong, cần tra cứu khả năng bảo hộ của tên gọi đó để đánh giá xem đã có ai đăng ký tên gọi cho kênh Tiktok của họ chưa?

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ đăng ký thương hiệu tên kênh Tiktok và nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ

Hồ sơ đăng ký thương hiệu kênh Tiktok bao gồm những thành phần sau:

- 02 tờ khai đăng ký thương hiệu cho kênh youtube;

- Danh mục sản phẩm (nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký):

- Văn bản ủy quyền nếu đơn vị không trực tiếp thực hiện thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Chứng từ nộp lệ phí và phí đăng ký theo quy định của nhà nước.

Chủ sở hữu kênh Tiktok hoặc người được ủy quyền sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ

Bước 3: Thẩm định đơn đăng ký thương hiệu cho kênh youtube tại Cục Sở hữu trí tuệ

Đơn đăng ký sẽ được thẩm định hình thức, đăng công báo và thẩm định nội dung trước khi được Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu độc quyền.

Bước 4: Cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu độc quyền cho kênh Tiktok

Sau khi thẩm định nội dung và đánh giá thương hiệu/ logo được sử dụng cho kênh youtube có khả năng bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo đồng ý cấp văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu sẽ nộp phí cấp văn bằng để đủ điều kiện nhận giấy chứng nhận đăng ký.

Dịch vụ Luật Vihabrand về Đăng ký nhãn hiệu/ thương hiệu độc quyền

- Công ty luật Vihabrand hỗ trợ doanh nghiệp tra cứu miễn phí sơ bộ nhãn hiệu. Sau khi tra cứu sơ bộ nhãn hiệu nếu chưa tìm được đối chứng tương tự với nhãn hiệu tra cứu doanh nghiệp tiến hành tra cứu chính thức để có kết quả toàn diện xác định phương án nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.

- Tư vấn, tra cứu sơ bộ nhãn hiệu của doanh nghiệp nhằm xác định khả năng đăng ký bảo hộ của nhãn hiệu;

- Tư vấn các dấu hiệu tương tự, trùng lặp, gây nhầm lẫn dẫn tới nhãn hiệu không được cấp văn bằng bảo hộ;

- Tư vấn xác định nhóm, phân nhóm cho nhãn hiệu để tránh bị từ chối về mặt hình thức, nội dung trong quá trình xét nghiệm đơn nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ;

- Tư vấn phương án sửa đổi đăng ký nhãn hiệu để có khả năng đăng ký cấp văn bằng cho chủ sở hữu;

- Tư vấn hướng dẫn thời điểm xác lập quyền đối với nhãn hiệu: Theo qui định của pháp luật Việt Nam và một số nước nhãn hiệu chỉ được xác lập quyền trênc ơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ độc quyền hoặc công nhận đăng ký quốc tế của Cục Sở hữu trí tuệ. Đây chính là nguyên tắc ưu tiên người đăng ký trước khác với luật sở hữu trí tuệ của Mỹ và một số quốc gia khác nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở chứng minh ưu tiên người sử dụng trước;

- Tư vấn phạm vi bảo hộ của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: Quyền đối với nhãn hiệu nói riêng và quyền sở hữu trí tuệ nói chung được xác nhận phạm vi bảo hộ theo lãnh thổ quốc gia, tức là nhãn hiệu khi đăng ký bảo hộ tại quốc gia nào sẽ được bảo hộ tại quốc gia đó mà không phải cứ đăng ký một quốc gia đương nhiên được bảo hộ trên toàn thế giới. Do vậy, doanh nghiệp có nhu cầu kinh doanh sản phẩm dịch vụ của mình ở các quốc gia khác nhau cần tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của doanh nghiệp mình ở các quốc gia đó để hàng hóa, dịch vụ của mình không bị tranh chấp về việc sử dụng nhãn hiệu trong quá trình kinh doanh.

- Tư vấn cách thức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở các quốc gia khác nhau khi doanh nghiệp có nhu cầu: tư vấn cách thức xác lập quyền đối với nhãn hiệu tại các nước trên thế giới vì tùy thuộc vào luật pháp của mỗi nước quy định quyền đối với nhãn hiệu phát sinh thông qua đăng ký hay sử dụng nhãn hiệu;

- Tư vấn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp ở từng nước hoặc đăng ký qua hệ đăng ký quốc tế Madrid bằng cách nộp một đơn duy nhất trong đó có chỉ định các nước xin đăng ký. Khi đăng ký theo Madrid, trước hết nhãn hiệu phải đã được nộp đơn đăng ký hoặc đã được đăng ký tại Việt Nam tùy thuộc vào các nước xin bảo hộ thuộc khối Madrid Protocol hay khối Madrid Agreement.

- Đại diện cho khách hàng, doanh nghiệp, chủ đơn là người nước ngoài trong việc nộp đơn xin cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, ghi nhận sửa đổi, gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam và ở nước ngoài;

- Đánh giá hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và khả năng vi phạm các quyền nhãn hiệu đang được bảo hộ ở Việt Nam và ở nước ngoài;

- Thực thi các quyền nhãn hiệu đang được bảo hộ: điều tra, giám sát, thương lượng, hòa giải, khởi kiện ra tòa hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khác xử lý xâm phạm ở Việt Nam và nước ngoài;

- Đàm phán, soạn thảo, thẩm định, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu nhãn hiệu ở Việt Nam và ở nước ngoài;

- Tư vấn chiến lược xây dựng, phát triển thương hiệu;

- Xử lý vi phạm nhãn hiệu;

- Phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu;

- Khiếu nại các vấn đề liên quan đến xác lập, bảo vệ quyền nhãn hiệu;

- Hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu theo qui định của pháp luật.

Để đăng ký thương hiệu trên kênh TikTok tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Quý khách hàng vui lòng liên hệ

TỔ CHỨC DỊCH VỤ ĐẠI DIỆN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VIHABRAND CO.,LTD

 ĐC: 20/1/6 Đặng Thùy Trâm, Phường.13, Quận.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh

 Email: cskh.vihabrand@gmail.com

 Website.http://dangkythuonghieu.org- https://vihabrand.org;

 Tel : (028) 62 758 518 - Fax: (028) 62 758 519

ĐT: 0933 50 22 55 - 0934 186 339

 Liên hệ Chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn miễn phí và tiến hành các thủ tục pháp lý nhanh nhất - hiệu quả nhất! 


Thứ Tư, 25 tháng 10, 2023

Mẫu giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại TPHCM

 Trước và trong khi thực hiện việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản, các cơ sở này phải xin giấy phép VSATTP của Bộ Y tế trong nước. Để tìm hiểu thêm về Mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm quý khách hàng có thể liên hệ với Công ty Vihabrand để được hỗ trợ. Các cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm thuộc đối tượng quản lý của Bộ Y tế theo Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31.08.2012 của Chính phủ gồm có: các cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, chất hỗ trợ chế biến, phụ gia thực phẩm, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên và dụng cụ, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

mau-giay-chung-nhan-co-so-du-dieu-kien-an-toan-thuc-pham

Mẫu Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm mới nhất đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản ra sao?

Mẫu Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản được ban hành tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT.

Theo khoản 2 Điều 17 Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT, giấy chứng nhận ATTP có hiệu lực trong thời gian 03 năm kể từ ngày được cấp.

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản?

Căn cứ Điều 17 Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm được xác định là những cơ quan thẩm định sau:

- Cơ quan thẩm định cấp trung ương: Là các Tổng cục, Cục quản lý chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo phân công của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Cơ quan thẩm định cấp địa phương: Do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định dựa trên phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tình hình thực tiễn của địa phương và đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Những cơ quan này cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản mà mình thẩm định. Dựa trên nguyên tắc "cơ quan nào thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản thì cơ quan đó cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm."

Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm gồm những bước nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 17 Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT và khoản 4 Điều 17 Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT.

Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

- Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:

+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

+ Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

+ Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

+ Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

- Đối với Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy xác nhận đủ sức khoẻ và Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm, cơ sở gửi khi nộp hồ sơ hoặc cung cấp cho Đoàn thẩm định khi đến thẩm định thực tế tại cơ sở.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Bước 3: Kiểm tra và kết quả

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

- Nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

- Trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Như vậy, các bước cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm được thực hiện theo nội dung trên. Quý khách hàng cần tư vấn thêm về mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm vui lòng liên hệ với Công ty Vihabrand để được hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời. Mọi thắc mắc xin liên hệ

ĐƠN VỊ HỖ TRỢ PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP VIHABRAND

Chúng tôi tin rằng Quý Công ty quan tâm đến các lợi ích về SHTT của Quý Công ty. Còn với VIHABRAND lợi ích của quý công ty cũng là lợi ích của chúng tôi, bởi chúng tôi quan niệm rằng:

“bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng như bảo vệ lợi ích của chính mình”. 

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi 

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIHABRAND

ĐC: 20/1/6, Đ.Trục, P.13, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh

Email  : vihaco.gov@gmail.com

Website.http://dangkythuonghieu.org

Tel : (028) 62 758 518 - Fax: (028) 62 758 519

Hotline: 0933 502 255 – 0909 444 771

 để được hỗ trợ và tiến hành các thủ tục pháp lý nhanh nhất và hiệu quả nhất, tư vấn MIỄN PHÍ

VIHABRAND luôn sẵn sàng đón chào Quý Công ty và hân hạnh được phục vụ!

 Xin chân thành cảm ơn quý khách ghé thăm!


Cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh TPHCM

 Kinh doanh thực phẩm đang là ngành thu hút rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn và được phổ biến rộng rãi ở Việt Nam. Do đó, bất kể cơ sở kinh doanh thực phẩm, ăn uống ở loại hình doanh nghiệp nào đều phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, bởi đó là quy định do nhà nước đặt ra để đảm bảo chất lượng thực phẩm và hạn chế được các mối nguy hại từ thực phẩm bẩn ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Bên cạnh đó, việc đăng ký giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm hộ kinh doanh là yêu cầu bắt buộc căn cứ vào Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12, đòi hỏi quý doanh nghiệp phải am hiểu về pháp lý, để chuẩn bị những thủ tục và hồ sơ hợp lý. Bạn đang là chủ hộ kinh doanh, cơ sở ăn uống dù là quy mô vừa và nhỏ thì bắt buộc phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Khó khăn lớn nhất mà chủ hộ kinh doanh gặp phải là rào cản pháp lý, thủ tục hành chính, hồ sơ cần chuẩn bị, thời gian có giấy phép

cap-giay-chung-nhan-ve-sinh-an-toan-thuc-pham-cho-ho-kinh-doanh-tphcm.

Chúng ta đều biết kinh doanh dịch vụ ăn uống - nhà hàng - khách sạn - thực phẩm chức năng... thì đều cần làm giấy phép vsattp. Đó là điều kiện pháp lý cơ bản để bạn có thể bắt đầu công việc kinh doanh đúng quy định của pháp luật. Và công ty chúng tôi chuyên dịch vụ đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm tại TPHCM. Với nỗ lực mang lại dịch vụ có chất lượng tốt nhất, hiệu quả nhất bằng sự chuyên nghiệp của đội ngũ luật sư tư vấn giàu kinh nghiệm của mình. Vihabrand đã xây dựng quy trình tư vấn làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm trọn gói cụ thể gồm các bước sau:

Bước 1: Muốn được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm trước hết chủ cơ sở , người trực tiếp tham gia chế biến phải được khám sức khỏe và tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ :

- Đơn đề nghị xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh( nếu có).

- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, bao gồm:

- Bản vẽ sơ đồ mặt bằng của cơ sở

- Sơ đồ quy trình chế biến, bảo quản, vận chuyển, bày bán thức ăn, đồ uống

- Bản kê về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.

- Bản cam kết đảm bảo VSATTP đối với nguyên liệu và sản phẩm thực phẩm (theo mẫu)

- Bản sao công chứng giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe.

Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống (bản sao có xác nhận của cơ sở). Đối với Những người có bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng y, dược chuyên khoa Vệ sinh thực phẩm, Dịch tễ, Dinh dưỡng; bằng tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng - khoa Công nghệ thực phẩm khi trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm không cần có Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm

- Danh sách những người tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm gồm chủ cơ sở và nhân viên (Doanh nghiệp cung cấp)

- Kết quả kiểm nghiệm nước nguồn.

- Bản mô tả quy trình chế biến (quy trình công nghệ) cho nhóm sản phẩm hoặc mỗi sản phẩm đặc thù

- Bản cam kết bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ sở sản xuất, kinh doanh( Theo mẫu)

- Ngoài ra đổi với đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế, thì phải có danh sách kết quả cấy phân tìm vi khuẩn tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn của người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống.

Bước 3: Xét duyệt hồ sơ

- Trong 5 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, cơ quan phê duyệt sẽ thông báo cho các cơ sở hồ sơ có hợp lệ hay không.

- Trong 10 ngày tiếp theo, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ cử người kiểm tra cơ sở.

- Trong trường hợp kiểm tra cơ sở được đánh giá an toàn thực phẩm đủ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, Cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh TPHCM. Nếu kết luận KHÔNG ĐẠT, trong biên bản thẩm định phải ghi rõ thời hạn thẩm định lại (tối đa là 03 tháng), nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt thì đoàn thẩm định lập biên bản và đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động của cơ sở.

- Thời hạn của giấy chứng nhận An toàn vệ sinh thực phẩm: 3 năm kể từ ngày cấp.

- Sau khi được cấp giấy phải có bản cam kết bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm theo mẫu.

- Sau khi được cấp GCN mỗi năm Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ cử người kiểm tra 1 lần. Nếu không đảm bảo các điều kiện và tiêu chuẩn trong GNC thì sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận đồng thời bị xử phạt vi phạm hành chính. Vihabrand là dịch vụ làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm trọn gói tại TPHCM

Nếu bạn đang cảm thấy phiền hà vì thủ tục cấp giấy chứng nhận quá rối rắm thì hãy liên hệ với Đại diện sở hữu trí tuệ Vihabrand để được tư vấn và hỗ trợ từ A-Z nhé! Chỉ cần một cú điện thoại tới hotline của Vihaco thì mọi thủ tục giấy tờ cấp phép sẽ được các chuyên viên tư vấn của chúng tôi giúp bạn giải quyết nhanh chóng. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ

ĐƠN VỊ HỖ TRỢ PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP VIHABRAND

Chúng tôi tin rằng Quý Công ty quan tâm đến các lợi ích về SHTT của Quý Công ty. Còn với VIHABRAND lợi ích của quý công ty cũng là lợi ích của chúng tôi, bởi chúng tôi quan niệm rằng:

“bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng như bảo vệ lợi ích của chính mình”. 

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi 

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIHABRAND

ĐC: 20/1/6, Đ.Trục, P.13, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh

Email  : vihaco.gov@gmail.com

Website.http://dangkythuonghieu.org

Tel : (028) 62 758 518 - Fax: (028) 62 758 519

Hotline: 0933 502 255 – 0909 444 771

 để được hỗ trợ và tiến hành các thủ tục pháp lý nhanh nhất và hiệu quả nhất, tư vấn MIỄN PHÍ

VIHABRAND luôn sẵn sàng đón chào Quý Công ty và hân hạnh được phục vụ!