Hướng dẫn thủ tục đăng ký thương hiệu

Nên đăng ký thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn.

Bảo hộ nhãn hiệu độc quyền

Hãy đến Công ty Vihaco Việt Nam, chung tôi sẽ tư vấn miễn phí cho doanh nghiệp của bạn về thủ tục bảo hộ nhãn hiệu.

Bảo hộ quyền tác giả - tác phẩm

Một tác phẩm đẹp không thể không có bảo hộ thương hiệu.

Đại diện sở hữu trí tuệ Vihaco Việt Nam

Những thương hiệu nổi tiếng mang tầm quốc tế, mà chúng tôi đã từng đăng ký.

Đăng ký logo - quyền tác phẩm

Với đội ngũ luật sư có nhiều năm kinh nghiệm.

Thứ Sáu, 25 tháng 8, 2023

Dịch vụ chứng nhận ISO 9001:2015 nhanh giá rẻ tại TP.Hồ Chí Minh

 Chứng nhận ISO là một hệ thống quy trình nhằm kiểm soát chất lượng về quản lý, con người và quy trình sản xuất sản phẩm. Đảm bảo sản phẩm được sản xuất đúng theo quy trình về an toàn cũng như kiểm soát các mối nguy liên quan. ISO 9001:2015 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng. Tiêu chuẩn ISO 9001 đưa ra các chuẩn mực để xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng một cách khoa học để kiểm soát rủi ro, ngăn ngừa sai lỗi, sản xuất/cung cấp sản phẩm/dịch vụ chất lượng thỏa mãn khách hàng một cách ổn định

dich-vu-chung-nhan-ISO-9001-2015-nhanh-gia-re-tai-tphcm

Trong bối cảnh ngày càng tăng cường sự cạnh tranh và yêu cầu về chất lượng và tuân thủ quy trình quản lý ngày một cao hơn, việc đạt được chứng nhận ISO đã trở thành một phần quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững và phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, quá trình này không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực và cam kết từ phía doanh nghiệp mà còn yêu cầu sự hỗ trợ và hợp tác từ phía tổ chức chứng nhận. Với nhiều năm kinh nghiệm Vihabrand đã tư vấn và xây dựng hệ thống quy trình chứng nhận ISO cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Các đơn vị thường xuyên làm ISO như các công ty xây dựng, công ty may mặc, công ty cơ khí,điện tử, công ty thực phẩm và sản xuất các sản phẩm nông sản.

Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 bao gồm:

- ISO 9000: 2015 Hệ thống quản lý chất lượng – Cơ sở và từ vựng

- ISO 9001: 2015 Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu

- ISO 9004: 2009 Hệ thống quản lý chất lượng – Hướng dẫn cải tiến hiệu quả

- ISO 19011: 2011 Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng

ISO 9001 là gì?

ISO 9001 là tiêu chuẩn quốc tế về các yêu cầu của một hệ thống quản lý chất lượng (QMS) nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000.  ISO 9001 là tiêu chuẩn phổ biến nhất trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và là tiêu chuẩn duy nhất trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 mà tổ chức có thể được chứng nhận.

Lợi ích tiềm năng khi một doanh nghiệp/ tổ chức áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015:

Có được khả năng luôn cung cấp sản phẩm/dịch vụ đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các yêu cầu luật định;

Nâng cao sự hài lòng của khách hàng;

Giải quyết các rủi ro và kết hợp tận dụng được các cơ hội để đạt được mục tiêu mong đợi của Doanh nghiệp/Tổ chức;

Tăng khả năng chứng minh Doanh nghiệp/Tổ chức đã có được một hệ thống quản lý chất lượng khoa học, chặc chẽ từ đó lấy được niềm tin của khách hàng, nhà đầu tư, nhân viên.

Các điều khoản của ISO 9001:2015:

1:    Phạm vi áp dụng

2:    Tài liệu viện dẫn

3:    Thuật ngữ và định nghĩa

4:    Bối cảnh của tổ chức

5:    Sự lãnh đạo

6:    Hoạch định

7:    Hỗ trợ

8:    Điều hành

9:    Đánh giá kết quả hoạt động

10:    Cải tiến

Doanh nghiệp làm ISO cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

- Đăng ký kinh doanh công ty, Giấy chứng nhận đầu tư (nếu có)

- Các quy trình quy định công ty đang áp dụng vào doanh nghiệp

- Các hợp đồng với đối tác, nhà cung cấp sản phẩm

- Nhận sự và các bằng chứng chỉ liên quan đến quản lý kỹ thuật

Thời gian thực hiện cấp chứng nhận sau khi hoàn thành hệ thống quy trình 5-7 ngày làm việc.

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Vihaco sẽ triển khai và xây dựng nhanh quy trình cho khách hàng.

Doanh nghiệp cần tư vấn thêm về dịch vụ chứng nhận ISO 9001:2015 nhanh giá rẻ tại TP.Hồ Chí Minh vui lòng liên hệ:

ĐƠN VỊ HỖ TRỢ PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP VIHABRAND

Chúng tôi tin rằng Quý Công ty quan tâm đến các lợi ích về SHTT của Quý Công ty. Còn với VIHABRAND lợi ích của quý công ty cũng là lợi ích của chúng tôi, bởi chúng tôi quan niệm rằng:

“bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng như bảo vệ lợi ích của chính mình”. 

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi 

CÔNG TY TNHH QUẢN TRỊ TÀI SẢN TRÍ TUỆ VIHABRAND

Địa chỉ trụ sở: 20/1/6 Đặng Thùy Trâm, P.13, Q.Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

Email  : vihaco.gov@gmail.com

Website.http://dangkythuonghieu.org

Tel : (028) 62 758 518 - Fax: (028) 62 758 519

Hotline: 0933 502 255 – 0909 444 771

 để được hỗ trợ và tiến hành các thủ tục pháp lý nhanh nhất và hiệu quả nhất, tư vấn MIỄN PHÍ


Dịch vụ đăng ký ATTP cho cơ sở sản xuất bánh trung thu tại TPHCM

 Mùa trung thu sắp đến, các cơ sở sản xuất bánh trung thu đang khẩn trương tiến hành sản xuất hàng loạt các loại bánh phục vụ cho thị trường. Bên cạnh các thông tin về các loại sản phẩm đa dạng, đẹp, chất lượng thì hằng năm vào dịp này thị trường lại liên tục cập nhật những thông tin như cơ sở sản xuất bánh trung thu bẩn; bánh trung thu không có nhãn mác; xuất xứ không rõ ràng; nguyên liệu dụng làm bánh quá hạn sử dụng,…Vậy điều kiện để một cơ sở kinh doanh bánh, kẹo phải đáp ứng yêu cầu nào? Hồ sơ, quy trình xin giấy phép gồm những bước nào? Hãy cùng chúng tôi xem qua bài viết sau.

dich-vu-dang-ky-attp-cho-co-so-san-xuat-banh-trung-thu-tai-tphcm

Căn cứ pháp lý xin giấy chứng nhận ATTP

- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2011;

- Nghị định 15/2018/NĐ-CP – Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm;

Hồ sơ đăng ký giấy phép ATTP cơ sở sản xuất bánh trung thu:

- Đơn đề nghị xin cấp giấy phép ATTP;

- Giấy phép đăng ký kinh doanh trong đó có đăng ký ngành, nghề kinh doanh phù hợp;

- Giấy chứng nhận đã được Tập huấn kiến thức vệ sinh ATTP của từng cá nhân tham gia sản xuất kinh doanh thực phẩm trong cơ sở;

- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh ATTP;

- Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp.

Thời gian thực hiện và nơi nộp hồ sơ

- Cơ quan tiếp nhận và giải quyết hồ sơ xin giấy phép ATTP là Ban quản lý an toàn thực phẩm hoặc Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm.

- Thời gian giải quyết hồ sơ xin giấy phép ATTP tại cơ quan nhà nước từ 20 – 25 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ;

- Thời gian đoàn thẩm định tại cơ sở: trong 07 ngày làm việc (tính từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ);

- Giấy phép an toàn thực phẩm có hiệu lực 03 năm (tính từ ngày cấp);

 Nếu thời hạn có hiệu lực của giấy phép còn trước 06 tháng; thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tiến hành thủ tục xin cấp lại giấy phép.

Dịch vụ xin giấy phép ATTP cơ sở sản xuất bánh trung thu tại Vihabrand

- Tiếp nhận tài liệu, thông tin, nhu cầu của doanh nghiệp về vấn đề làm giấy phép ATTP;

- Tư vấn miễn phí và đánh giá tính pháp lý của các giấy tờ liên quan;

- Khảo sát trực tiếp cơ sở vật chất và đưa ra giải pháp, cách khắc phục tối ưu nhất;

- Tư vấn về quy mô, cách bố trí, sắp xếp quy trình sản xuất theo một chiều;

- Hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục hành chính: sổ lưu mẫu, sổ kiểm tra nguyên liệu đầu vào, sổ theo dõi chế biến, sổ quản lý sức khỏe nhân viên;

- Hướng dẫn doanh nghiệp học tập huấn kiến thức ATTP và khám sức khỏe (nếu chưa có);

- Soạn và nộp hồ sơ xin cấp giấy phép ATTP tại cơ quan quản lý; Đóng phí (nếu có);

- Hướng dẫn doanh nghiệp tiếp đoàn thẩm định để đạt yêu cầu và ra giấy chứng nhận ATTP;

- Theo dõi hồ sơ, đại diện doanh nghiệp nhận giấy chứng nhận ATTP từ cơ quan chức năng;

- Giao giấy phép ATTP cho khách hàng và hoàn tất dịch vụ.

Để được tư vấn chi tiết dịch vụ đăng ký ATTP cho cơ sở sản xuất bánh trung thu tại TPHCM, quý khách hàng vui lòng liên hệ

ĐƠN VỊ HỖ TRỢ PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP VIHABRAND

Chúng tôi tin rằng Quý Công ty quan tâm đến các lợi ích về SHTT của Quý Công ty. Còn với VIHABRAND lợi ích của quý công ty cũng là lợi ích của chúng tôi, bởi chúng tôi quan niệm rằng:

“bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng như bảo vệ lợi ích của chính mình”. 

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi 

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIHABRAND

ĐC: 20/1/6, Đ.Trục, P.13, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh

Email  : vihaco.gov@gmail.com

Website.http://dangkythuonghieu.org

Tel : (028) 62 758 518 - Fax: (028) 62 758 519

Hotline: 0933 502 255 – 0909 444 771

 để được hỗ trợ và tiến hành các thủ tục pháp lý nhanh nhất và hiệu quả nhất, tư vấn MIỄN PHÍ


Thủ tục làm vệ sinh an toàn thực phẩm tại Thành Phố Hồ Chí Minh

Theo Điều 11 và Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) là yêu cầu bắt buộc đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, chế biến thức ăn, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, ngoại trừ các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ không cần phải có giấy chứng nhận vsattp. Vậy thủ tục đăng ký giấy chứng nhận vệ sinh ATTP như thế nào? Vihabrand chuyên cung cấp dịch vụ đăng ký vệ sinh ATTP uy tín nhất TPHCM, mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết dưới đây

thu-tuc-lam-ve-sinh-an-toan-thuc-pham-tai-tphcm

Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cần đảm bảo thực hiện đầy đủ các bước sau:

Phải có giấy chứng nhận về sức khỏe và kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Người trực tiếp tham gia sản xuất kinh doang ngành nghề có liên quan đến thực phẩm phải có đủ sức khỏe đảm bảo hoạt động của cơ sở. Khám sức khỏe là một trong những yêu cầu cơ bản trong thủ tục xin cấp giấy phép này.

Bạn phải tham gia tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm. Chủ cơ sở sẽ phải trải qua một bài kiểm tra liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu người đó trả lời đúng 80% câu hỏi được ra thì yêu cầu đầu tiên của bước 1 được thông qua.

Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm tại cơ quan có thẩm quyền.

Hồ sơ xin cấp giấy phép phải có đầy đủ các giấy tờ để đảm bảo điều kiện được cấp như sau:

   - Đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở theo mẫu được quy định của cơ quan thẩm quyền.

   - Bản sao công chứng giấy đăng kí kinh doanh ngành liên quan đến thực phẩm.

   - Bản thiết kế mặt bằng cơ sở và khu vực.

   - Sơ đồ quy trình bảo quản thực phẩm và sản xuất tại cơ sở.

   - Bản khai về cơ sở vật chất của cơ sở.

   - Bản sao công chứng giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và các nhân viên trực tiếp làm việc tại cơ sở.

   - Giấy chứng nhận về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất.

   - Giấy chứng thực về nguồn gốc nguyên liệu và kiểm định nguồn nước sử dụng.

   - Bản cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo mẫu quy định.

Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hồ sơ, thông báo tính hợp lệ và kết quả.

Trong thời gian 5 ngày, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ được nộp. Sau khi xác nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan sẽ cử người xuống kiểm tra trực tiếp tại cơ sở để đảm bảo các điều kiện được cấp giấy phép.4.Cơ quan có thẩm quyền tiến hành cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.

Giấy phép được cấp có hiệu lực 3 năm và chủ cơ sở sản xuất phải cam kết thực hiện theo đúng quy định đề ra. Sau khi được cấp giấy, cơ quan chức năng sẽ cử người xuống kiểm tra thêm 1 lần nữa. Nếu cơ sở vi phạm quy định về sản xuất, kinh doanh sẽ bị thu hồi giấy phép được cấp.

Cơ quan có thẩm quyền tiến hành cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.

Giấy phép được cấp có hiệu lực 3 năm và chủ cơ sở sản xuất phải cam kết thực hiện theo đúng quy định đề ra. Sau khi được cấp giấy, cơ quan chức năng sẽ cử người xuống kiểm tra thêm 1 lần nữa. Nếu cơ sở vi phạm quy định về sản xuất, kinh doanh sẽ bị thu hồi giấy phép được cấp.

Quý khách đang muốn kinh doanh thực phẩm mà chưa biết phải xây dựng nhà hàng theo nguyên tắc chuẩn đảm bảo vệ sinh theo quy định của Nhà Nước. Hãy liên hệ với Vihabrand để được tư vấn chi tiết nhất về nguyên tắc cũng như chuẩn bị hồ sơ, thủ tục làm vệ sinh an toàn thực phẩm tại Thành Phố Hồ Chí Minh

ĐƠN VỊ HỖ TRỢ PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP VIHABRAND

Chúng tôi tin rằng Quý Công ty quan tâm đến các lợi ích về SHTT của Quý Công ty. Còn với VIHABRAND lợi ích của quý công ty cũng là lợi ích của chúng tôi, bởi chúng tôi quan niệm rằng:

“bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng như bảo vệ lợi ích của chính mình”. 

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi 

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIHABRAND

ĐC: 20/1/6, Đ.Trục, P.13, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh

Email  : vihaco.gov@gmail.com

Website.http://dangkythuonghieu.org

Tel : (028) 62 758 518 - Fax: (028) 62 758 519

Hotline: 0933 502 255 – 0909 444 771

 để được hỗ trợ và tiến hành các thủ tục pháp lý nhanh nhất và hiệu quả nhất, tư vấn MIỄN PHÍ


Chủ Nhật, 9 tháng 7, 2023

Thủ tục thông báo thiết lập website thương mại điện tử bán hàng

 Website thương mại điện tử (dưới đây gọi tắt là website) là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng. Về quy định thiết lập website thương mại điện tử bán hàng được quy định tại Điều 52 Nghị định 52/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 10 và Điều 11 Nghị định 08/2018/NĐ-CP)

thu-tuc-thong-bao-thiet-lap-website-thuong-mai-dien-tu-ban-hang

Thủ tục thông báo website thương mại điện tử bán hàng

Theo quy định tất cả các thương nhân, tổ chức, cá nhân phải tiến hành thông báo với Bộ Công Thương về các website thương mại điện tử bán hàng do chính thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.

Thủ tục thông báo website thương mại điện tử bán hàng bao gồm :

Bước 1: Đăng ký tài khoản

 Thương nhân, tổ chức, cá nhân đăng ký tài khoản  đăng nhập hệ thống bằng việc cung cấp những thông tin sau:

- Tên thương nhân, tổ chức, cá nhân;

- Số đăng ký kinh doanh của thương nhân hoặc số quyết định thành lập của tổ chức hoặc mã số thuế thu nhập cá nhân của cá nhân;

- Lĩnh vực kinh doanh/hoạt động ;

- Địa chỉ trụ sở của thương nhân, tổ chức hoặc địa chỉ thường trú của cá nhân;

- Các thông tin liên hệ, bao gồm số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử.

Bước 2: Xét duyệt tài khoản

-Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, thương nhân, tổ chức, cá nhân nhận kết quả từ Bộ Công Thương qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký về một trong các nội dung sau:

- Nếu thông tin đăng ký tài khoản đầy đủ, thương nhân, tổ chức, cá nhân được cấp một tài khoản đăng nhập hệ thống và tiến hành tiếp Bước 3;

- Nếu đăng ký tài khoản bị từ chối hoặc yêu cầu bổ sung, thương nhân, tổ chức, cá nhân phải tiến hành đăng ký lại hoặc bổ sung thông tin theo yêu cầu.

Bước 3: Thông báo website

Sau khi được cấp tài khoản đăng nhập hệ thống, thương nhân, tổ chức, cá nhân tiến hành đăng nhập, chọn chức năng Thông báo website thương mại điện tử bán hàng và tiến hành khai báo thông tin theo mẫu.

Lưu ý: Các thương nhân, tổ chức sở hữu website TMĐT bán hàng cần cung cấp đầy đủ các thông tin quy định tại Điều 29 đến Điều 34 trên trang chủ của website, cụ thể:

Điều 29. Thông tin về người sở hữu website

Điều 30. Thông tin về hàng hóa, dịch vụ

Điều 31. Thông tin về giá cả

Điều 32. Thông tin về điều kiện giao dịch chung

Điều 33. Thông tin về vận chuyển và giao nhận

Điều 34. Thông tin về các phương thức thanh toán

Lưu ý:

(*): Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cần cung cấp các giấy tờ hợp pháp liên quan. 

(*): Đối với các website có thu thập thông tin cá nhân khách hàng, phải có Chính sách bảo mật thông tin cá nhân khách hàng.(Chi tiết xem Điều 68 - Điều 73 của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP)

(*) Đối với website cung cấp chức năng đặt hàng trực tuyến phải có cơ chế để khách hàng đồng ý với các chính sách, quy định chung trước khi đề nghị giao kết hợp đồng. 

Bước 4: Bộ Công Thương xác nhận thông báo

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, thương nhân, tổ chức, cá nhân nhận thông tin phản hồi của Bộ Công Thương qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký về một trong các nội dung sau:

- Xác nhận thông tin khai báo đầy đủ, hợp lệ;

- Cho biết thông tin khai báo chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ. Khi đó, thương nhân, tổ chức, cá nhân phải quay về Bước 3 để khai báo lại hoặc bổ sung các thông tin theo yêu cầu.

Thương nhân, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ qua thư điện tử hoặc tài khoản truy cập hệ thống đã được cấp để tiến hành cập nhật và chỉnh sửa thông tin theo yêu cầu.

Dịch vụ đăng ký website thương mại điện tử của Công ty Vihabrand:

- Tư vấn điều kiện để thực hiện thủ tục đăng ký website thương mại điện tử;

- Tư vấn các thủ tục để thực hiện đăng ký website thương mại điện tử;

- Tư vấn cho khách hàng chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật Thương Mại Điện Tử liên quan đến thủ tục đăng ký website thương mại điện tử;

- Tư vấn soạn thảo toàn bộ hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký website thương mại điện tử;

- Thực hiện thủ tục đăng ký website bán hàng với Bộ Công thương.

Các cá nhân, tổ chức tại TP.Hồ Chí Minh cần tư vấn để thực hiện thủ tục đăng ký website thương mại điện tử, xin vui lòng liên hệ 

ĐƠN VỊ HỖ TRỢ PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP VIHABRAND

Chúng tôi tin rằng Quý Công ty quan tâm đến các lợi ích về SHTT của Quý Công ty. Còn với VIHACO VIET NAM CO.,LTD lợi ích của quý công ty cũng là lợi ích của chúng tôi, bởi chúng tôi quan niệm rằng:

“bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng như bảo vệ lợi ích của chính mình”. 

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi 

CÔNG TY TNHH QUẢN TRỊ TÀI SẢN TRÍ TUỆ VIHABRAND

Địa chỉ trụ sở: 20/1/6 Đặng Thùy Trâm, P.13, Q.Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

Email  : vihaco.gov@gmail.com

Website.http://dangkythuonghieu.org

Tel : (028) 62 758 518 - Fax: (028) 62 758 519

Hotline: 0933 502 255 – 0909 444 771

 để được hỗ trợ và tiến hành các thủ tục pháp lý nhanh nhất và hiệu quả nhất, tư vấn MIỄN PHÍ


Quy định về website thương mại điện tử như thế nào?

 Hiện nay, có một số văn bản pháp luật quy định về đăng ký website thương mại điện tử như: Luật Giao dịch điện tử năm 2005; Nghị định 52/2013/NĐ-CP ban hành ngày 16 tháng 05 năm 2013 về thương mại điện tử; Thông tư 47/2014/TT-BTC ban hành ngày 05 tháng 12 năm 2014 về quản lý website thương mại điện tử; Nghị định 185/2013/NĐ-CP. Thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ đăng ký website sàn thương mại điện tử, thiết lập website để cung cấp môi trường cho thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ phải thực hiện thủ tục “ Đăng ký website thương mại điện tử”.

quy-dinh-website-thuong-mai-dien-tu-nhu-the-nao

 Website thương mại điện tử bán hàng là gì?

Theo khoản 8 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP định nghĩa về website thương mại điện tử như sau:

Website thương mại điện tử (dưới đây gọi tắt là website) là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 52/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP thì website thương mại điện tử bán hàng được hiểu là website thương mại điện tử do các thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.

Điều kiện, thủ tục thông báo thiết lập website thương mại điện tử bán hàng

Về quy định thiết lập website thương mại điện tử bán hàng được quy định tại Điều 52 Nghị định 52/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 10 và Điều 11 Nghị định 08/2018/NĐ-CP) cụ thể như sau:

- Các thương nhân, tổ chức, cá nhân được thiết lập website thương mại điện tử bán hàng nếu đáp ứng điều kiện sau đây: là thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân đã được cấp mã số thuế cá nhân

- Đã thông báo với Bộ Công Thương về việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng theo quy định tại Điều 53 Nghị định này.

Về thủ tục thông báo thiết lập website thương mại điện tử bán hàng được quy định tại Điều 53 Nghị định 52/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 18 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP) cụ thể như sau:

- Thương nhân, tổ chức, cá nhân tiến hành thông báo trực tuyến với Bộ Công Thương về việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng thông qua Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử trước khi chính thức bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đến người dùng.

- Thông tin phải thông báo bao gồm:

+ Tên miền của website thương mại điện tử;

+ Loại hàng hóa, dịch vụ giới thiệu trên website;

+ Tên đăng ký của thương nhân, tổ chức hoặc tên của cá nhân sở hữu website;

+ Địa chỉ trụ sở của thương nhân, tổ chức hoặc địa chỉ thường trú của cá nhân;

+ Số, ngày cấp và nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân, hoặc số, ngày cấp và đơn vị cấp quyết định thành lập của tổ chức; hoặc mã số thuế cá nhân của cá nhân;

+ Tên, chức danh, số chứng minh nhân dân, số điện thoại và địa chỉ thư điện tử của người đại diện thương nhân, người chịu trách nhiệm đối với website thương mại điện tử;

+ Các thông tin khác theo quy định của Bộ Công Thương.

Thủ tục đăng ký website thương mại điện tử bán hàng

Về hồ sơ đăng ký website thương mại điện tử, căn cứ theo quy định tại Điều 14 Thông tư 47/2014/TT-BCT (được sửa đổi bởi Điều 11 Thông tư 04/2016/TT-BCT) bao gồm như sau:

- Đơn đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (theo Mẫu TMĐT-1 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này).

- Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu. Cá nhân, tổ chức trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan, tổ chức có quyền lựa chọn nộp một trong ba hình thức bản sao trên

- Đề án cung cấp dịch vụ theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP.

- Quy chế quản lý hoạt động của website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm các nội dung sau:

+ Các nội dung quy định tại Điều 38 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP;

+ Cơ chế xử lý, thời hạn xử lý khi nhận được phản ánh về hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.

- Mẫu hợp đồng dịch vụ hoặc thỏa thuận hợp tác giữa thương nhân, tổ chức sở hữu website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên website đó.

- Các điều kiện giao dịch chung áp dụng cho hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên website (nếu có).

Về quy trình đăng ký website thương mại điện tử, căn cứ theo quy định tại Điều 15 Thông tư 47/2014/TT-BCT (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 21/2018/TT-BCT) như sau:

-Việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử được Bộ Công Thương thực hiện trực tuyến tại Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử.

- Để khai báo hồ sơ, thương nhân, tổ chức truy cập vào Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử và tiến hành các bước sau:

Bước 1: Thương nhân, tổ chức đăng ký tài khoản đăng nhập hệ thống bằng việc cung cấp những thông tin sau:

+ Tên thương nhân, tổ chức;

+ Số đăng ký kinh doanh của thương nhân, số quyết định thành lập của tổ chức;

+ Lĩnh vực kinh doanh/hoạt động;

+ Địa chỉ trụ sở của thương nhân, tổ chức;

+ Các thông tin liên hệ.

Bước 2: Trong thời hạn 3 ngày làm việc, thương nhân, tổ chức nhận kết quả từ Bộ Công Thương qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký về một trong các nội dung sau:

+ Nếu thông tin đăng ký tài khoản đầy đủ, thương nhân, tổ chức được cấp một tài khoản đăng nhập hệ thống và tiến hành tiếp Bước 3;

+ Nếu đăng ký tài khoản bị từ chối hoặc yêu cầu bổ sung thông tin, thương nhân, tổ chức phải tiến hành đăng ký lại hoặc bổ sung thông tin theo yêu cầu.

Bước 3: Sau khi được cấp tài khoản đăng nhập hệ thống, thương nhân, tổ chức tiến hành đăng nhập, chọn chức năng Đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, tiến hành khai báo thông tin theo mẫu và đính kèm hồ sơ đăng ký quy định tại Điều 14 Thông tư này.

Bước 4: Trong thời hạn 7 ngày làm việc, thương nhân, tổ chức nhận thông tin phản hồi của Bộ Công Thương qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký về một trong các nội dung sau:

+ Xác nhận hồ sơ đăng ký đầy đủ, hợp lệ và yêu cầu thương nhân, tổ chức thực hiện tiếp Bước 5;

+ Thông báo hồ sơ đăng ký không hợp lệ hoặc yêu cầu bổ sung thông tin. Khi đó thương nhân, tổ chức quay về Bước 3 để khai báo lại hoặc bổ sung các thông tin, hồ sơ theo yêu cầu.

Bước 5: Sau khi nhận được thông báo xác nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, thương nhân, tổ chức gửi về Bộ Công Thương (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số) bộ hồ sơ đăng ký hoàn chỉnh (bản giấy) theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.

- Thương nhân, tổ chức có trách nhiệm theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ qua thư điện tử hoặc tài khoản truy cập hệ thống đã được cấp để tiến hành cập nhật và chỉnh sửa thông tin theo yêu cầu.

- Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo yêu cầu bổ sung thông tin ở Bước 4 theo quy định tại Khoản 2 Điều này, nếu thương nhân, tổ chức không có phản hồi thì hồ sơ đăng ký trên hệ thống sẽ bị chấm dứt và thương nhân, tổ chức phải tiến hành đăng ký lại từ đầu.

Trên đây là quy định đăng ký website thương mại điện tử. Để được tư vấn thêm, xin vui lòng liên hệ 

ĐƠN VỊ HỖ TRỢ PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP VIHABRAND

Chúng tôi tin rằng Quý Công ty quan tâm đến các lợi ích về SHTT của Quý Công ty. Còn với VIHACO VIET NAM CO.,LTD lợi ích của quý công ty cũng là lợi ích của chúng tôi, bởi chúng tôi quan niệm rằng:

“bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng như bảo vệ lợi ích của chính mình”. 

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi 

CÔNG TY TNHH QUẢN TRỊ TÀI SẢN TRÍ TUỆ VIHABRAND

Địa chỉ trụ sở: 20/1/6 Đặng Thùy Trâm, P.13, Q.Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

Email  : vihaco.gov@gmail.com

Website.http://dangkythuonghieu.org

Tel : (028) 62 758 518 - Fax: (028) 62 758 519

Hotline: 0933 502 255 – 0909 444 771

 để được hỗ trợ và tiến hành các thủ tục pháp lý nhanh nhất và hiệu quả nhất, tư vấn MIỄN PHÍ