Hướng dẫn thủ tục đăng ký thương hiệu

Nên đăng ký thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn.

Bảo hộ nhãn hiệu độc quyền

Hãy đến Công ty Vihaco Việt Nam, chung tôi sẽ tư vấn miễn phí cho doanh nghiệp của bạn về thủ tục bảo hộ nhãn hiệu.

Bảo hộ quyền tác giả - tác phẩm

Một tác phẩm đẹp không thể không có bảo hộ thương hiệu.

Đại diện sở hữu trí tuệ Vihaco Việt Nam

Những thương hiệu nổi tiếng mang tầm quốc tế, mà chúng tôi đã từng đăng ký.

Đăng ký logo - quyền tác phẩm

Với đội ngũ luật sư có nhiều năm kinh nghiệm.

Thứ Sáu, 5 tháng 5, 2023

Khi nào cần giấy vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định mới nhất

 Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những giấy tờ bắt buộc khi cá nhân, tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm được cấp cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật đề ra. Xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là điều kiện bắt buộc trước khi kinh doanh các ngành nghề liên quan đến chế biến sản xuất thực phẩm. Vậy khi nào cần giấy vệ sinh an toàn thực phẩm, sau đây Vihabrand chia sẻ điều kiện cần giấy vsattp qua nội dung dưới đây

khi-nao-can-giay-ve-sinh-an-toan-thuc-pham-theo-quy-dinh-moi-nhat

Khi nào phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm?

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những giấy tờ bắt buộc khi cá nhân, tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm được cấp cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật đề ra.

Tại sao cần xin giấy phép chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm?

- Về phía người tiêu dùng: Giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP như một lời đảm bảo của đơn vị sản xuất, sự quản lý của nhà nước đối với người tiêu dùng. Đảm bảo rằng thực phẩm đó an toàn vệ sinh và khi sử dụng không sợ ngộ độc hay mất vệ sinh.

- Về phía đơn vị sản xuất: Tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm, bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh. Phân tích nguy cơ gây mất an toàn của thực phẩm, có cách phòng ngừa và khắc phục hợp lý cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm của mình.

Về phía nhà nước: Quản lý chặt chẽ hơn về những cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm, có biện pháp can thiệp, xử phạt kịp thời và đúng lúc đối với các cơ sở chưa đủ điều kiện VSATT.

Khi nào không cần xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm?

Hầu hết các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, tuy nhiên, trong một có số trường hợp pháp luật quy định các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng không phải cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Căn cứ theo quy định tại khoản 1, điều 12, Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm thì những trường hợp sau đây không thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm:

   + Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

   + Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

   + Bán hàng rong;

   + Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định

Đồng thời, theo quy định tại điều 9, thông tư số 26/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 Quy định cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản ly của bộ y tế; các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng không phải cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm gồm có:

   + Cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng ban đầu nhỏ lẻ.

   + Cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ không có yêu cầu bảo quản sản phẩm đc bit.

   + Cơ sở bán hàng rong.

   + Cơ sở kinh doanh bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt.

   + Cơ sở kinh doanh bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

   + Nhà thuốc đã được cấp Giấy chứng nhận đạt GPP có kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng

Nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm của đơn vị bạn thuộc trường hợp bắt buộc phải xin giấy phép VSATTP thì đừng ngần ngại, hãy liên hệ tới chuyên viên của Vihabrand sẽ tư vấn nhiệt tình cho bạn.

ĐƠN VỊ HỖ TRỢ PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP VIHABRAND

Chúng tôi tin rằng Quý Công ty quan tâm đến các lợi ích về SHTT của Quý Công ty. Còn với VIHACO VIET NAM CO.,LTD lợi ích của quý công ty cũng là lợi ích của chúng tôi, bởi chúng tôi quan niệm rằng:

bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng như bảo vệ lợi ích của chính mình”. 

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi 

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIHACO 

ĐC: 20/1/6, Đ.Trục, P.13, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh

Email  : vihaco.gov@gmail.com;

Website.http://dangkythuonghieu.org

Tel : (028) 62 758 518 - Fax: (028) 62 758 519

Hotline: 0933 502 255 – 0909 444 771

 để được hỗ trợ và tiến hành các thủ tục pháp lý nhanh nhất và hiệu quả nhất, tư vấn MIỄN PHÍ


Làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm cần những gì mới đúng luật ATTP

 Mọi cơ sở có ngành nghề kinh doanh liên quan đến thực phẩm hiện nay đều phải tuân thủ quy định hoạt động có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm. Để được cấp chứng nhận, doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh phải nộp hồ sơ xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm đến cơ quan có thẩm quyền xem xét và đánh giá. Đó là điều kiện pháp lý cơ bản để bạn có thể bắt đầu công việc kinh doanh đúng quy định của pháp luật. Và công ty chúng tôi chuyên dịch vụ làm giấy phép vsattp trọn gói. Với nỗ lực mang lại dịch vụ có chất lượng tốt nhất, hiệu quả nhất bằng sự chuyên nghiệp của đội ngũ luật sư tư vấn giàu kinh nghiệm của mình, Vihabrand đã xây dựng quy trình tư vấn làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm trọn gói cụ thể

lam-giay-chung-nhan-ve-sinh-an-toan-thuc-pham-can-nhung-gi-moi-dung-luat

Phải có giấy chứng nhận về sức khỏe và kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Người trực tiếp tham gia sản xuất kinh doang ngành nghề có liên quan đến thực phẩm phải có đủ sức khỏe đảm bảo hoạt động của cơ sở. Khám sức khỏe là một trong những yêu cầu cơ bản trong thủ tục xin cấp giấy phép này.

Bạn phải tham gia tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm. Chủ cơ sở sẽ phải trải qua một bài kiểm tra liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu người đó trả lời đúng 80% câu hỏi được ra thì yêu cầu đầu tiên của bước 1 được thông qua.

Hồ sơ xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm gồm những gì ?

Giấy vệ sinh an toàn thực phẩm hay còn được gọi với nhiều tên khác như: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm,…tùy theo cách gọi của mỗi người. Ở đây, theo cách phổ biến nhất chúng tôi sẽ gọi là giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.

Căn cứ Nghị Định 155/2018/NĐ-CP các giấy tờ cần có trong bộ hồ sơ xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm:

   - Đơn đề nghị cấp Giấy vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở

   - Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 

   - Bản thuyết minh về cơ sở vật chất; các trang thiết bị, những dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm

   - Danh sách tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm do doanh nghiệp tự thực hiện

   - Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và của những người trực tiếp kinh doanh sản xuất

Doanh nghiệp lưu ý:  Việc tổ chức thi và cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm đã chính thức được bãi bỏ. Điều này có nghĩa là việc xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm sẽ do doanh nghiệp tự tổ chức và được chủ cơ sở xác nhận. 

Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm tại cơ quan có thẩm quyền.

Hồ sơ xin cấp giấy phép phải có đầy đủ các giấy tờ để đảm bảo điều kiện được cấp như sau:

   - Đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở theo mẫu được quy định của cơ quan thẩm quyền.

   - Bản sao công chứng giấy đăng kí kinh doanh ngành liên quan đến thực phẩm.

   - Bản thiết kế mặt bằng cơ sở và khu vực.

   - Sơ đồ quy trình bảo quản thực phẩm và sản xuất tại cơ sở.

   - Bản khai về cơ sở vật chất của cơ sở.

   - Bản sao công chứng giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và các nhân viên trực tiếp làm việc tại cơ sở.

   - Giấy chứng nhận về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất.

   - Giấy chứng thực về nguồn gốc nguyên liệu và kiểm định nguồn nước sử dụng.

   - Bản cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo mẫu quy định.

Trong quá trình tư vấn, Vihabrand thấy có rất nhiều doanh nghiệp bối rối trong việc xác định cơ quan tiếp nhận làm hồ sơ xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm. Bởi vì mỗi sản phẩm sẽ do cơ quan có thẩm quyền khác nhau xem xét, đặc biệt đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nhiều loại sản phẩm khác nhau thì vấn đề này càng khó xác định.

Hiểu được khó khăn của doanh nghiệp, dựa trên kinh nghiệm làm việc thực tế, Vihabrand đã soạn thảo chi tiết cách xác định cơ quan tiếp nhận hồ sơ xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua bài viết.

Điều kiện để được cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm

Để đủ điền kiện được cấp chứng nhận ATTP, ngoài việc chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm hợp lệ thì cơ sở còn phải đáp ứng các điều kiện về đảm bảo an toàn thực phẩm.

Nếu hồ sơ xin cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm hợp lệ, đoàn thanh tra sẽ thông báo thời gian đến trực tiếp cơ sở để tiến hành thẩm định. Do đó, song song với việc chuẩn bị hồ sơ doanh nghiệp phải khắc phục sữa chữa những tồn đọng cơ sở để chuẩn bị cho đợt đánh giá hiện trường.

Mỗi loại sản phẩm và loại hình sẽ có yêu cầu khác nhau về điều kiện cơ sở. Sau đây là điều kiện ATTP của một số cơ sở cụ thể. Để được tư vấn khắc phục điều kiện cơ sở và chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm, doanh nghiệp vui lòng liên hệ

ĐƠN VỊ HỖ TRỢ PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP VIHABRAND

Chúng tôi tin rằng Quý Công ty quan tâm đến các lợi ích về SHTT của Quý Công ty. Còn với VIHACO VIET NAM CO.,LTD lợi ích của quý công ty cũng là lợi ích của chúng tôi, bởi chúng tôi quan niệm rằng:

“bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng như bảo vệ lợi ích của chính mình”. 

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi 

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIHACO 

ĐC: 20/1/6, Đ.Trục, P.13, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh

Email  : vihaco.gov@gmail.com

Website.http://dangkythuonghieu.org

Tel : (028) 62 758 518 - Fax: (028) 62 758 519

Hotline: 0933 502 255 – 0909 444 771

 để được hỗ trợ và tiến hành các thủ tục pháp lý nhanh nhất và hiệu quả nhất, tư vấn MIỄN PHÍ


Dịch vụ xin giấy an toàn thực phẩm cơ sở kinh doanh rau củ quả ở TPHCM

 Hiện nay, mặt hàng: Rau củ quả (tươi hoặc đông lạnh); thịt gia súc, gia cầm, nội tạng dạng thịt (tươi, đông lạnh hoặc có qua sơ chế); các loại khô, mắm, thủy sản (tươi hoặc đông lạnh) như cá, tôm, cua, mực... có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng rất cao. Vì thế, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm này cần phải đáp ứng điều kiện về cơ sở, trang thiết bị, con người đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo quy định luật an toàn thực phẩm, bất kỳ cơ sở kinh doanh sản xuất thực phẩm nào cũng đều phải xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trước khi đi vào hoạt động. Làm thế nào để mở một cửa hàng kinh doanh rau củ quả hợp pháp và đúng quy định ? Đây chắc hẳn sẽ là thắc mắc của không ít người khi đang ấp ủ kế hoạch này.

 
dich-vu-xin-giay-an-toan-thuc-pham-co-so-kinh-doanh-rau-cu-qua-o-tphcm

Ngoài việc đăng ký giấy phép kinh doanh thì xin giấy an toàn thực phẩm cơ sở kinh doanh rau củ quả cũng là một trong những thủ tục quan trọng mà chủ doanh nghiệp không nên bỏ qua. Nếu không có giấy vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc nếu có mà đã hết hạn thì cơ sở kinh doanh sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật, nghiêm trọng hơn có thể bị buộc đóng cửa để khắc phục hậu quả.

Vậy giấy an toàn thực phẩm cơ sở kinh doanh rau củ quả có thời hạn trong bao lâu ? Quy trình, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận được thực hiện như thế nào ? Mời quý doanh nghiệp cùng theo dõi bài viết sau để có ngay câu trả lời thỏa đáng.

Thời hạn giấy an toàn thực phẩm cơ sở kinh doanh rau củ quả

Giấy an toàn thực phẩm cơ sở kinh doanh rau củ quả sẽ có thời hạn 03 năm kể từ ngày cấp. Điều này có nghĩa là sau 03 năm tính từ thời điểm được cấp, chứng nhận sẽ không còn giá trị hiệu lực. Chính vì vậy, trước 6 tháng trước khi hết hạn, chủ doanh nghiệp nên lập hồ sơ để thực hiện đăng ký lại. Nếu thanh tra phát hiện giấy phép đã hết hiệu lực mà cơ sở vẫn đang hoạt động thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

Điều kiện để được cấp giấy an toàn thực phẩm cơ sở kinh doanh rau củ quả

Để đủ điều kiện được cấp giấy an toàn thực phẩm cơ sở kinh doanh rau củ quả phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

   - Cửa hàng phải đáp ứng các yêu cầu để đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất

   - Đối với các các cơ sở tiến hành pha cắt, chia nhỏ sản phẩm đóng vào bao bì khác thì phải có các thiết bị, dụng cụ sơ chế, chứa đựng, bao gói, bày bán sản phẩm đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm

   - Thùng rác chứa rác thải phải đặt ở khu riêng biệt và có nắp đậy

   - Lưu trữ đầy đủ các hồ sơ về gốc sản phẩm bao gồm: hợp đồng mua bán, hóa đơn, hồ sơ tự công bố của sản phẩm

   - Chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp kinh doanh phải đáp ứng kiến thức về an toàn thực phẩm và thực hiện khám sức khỏe định kỳ 1 năm 1 lần.

   - Về bao bì khi pha cắt đóng gói lại sản phẩm phải có nguồn gốc rõ ràng đảm bảo tiêu chuẩn được tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm.

Hồ sơ xin cấp giấy an toàn thực phẩm cơ sở kinh doanh rau củ quả

Căn cứ Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT, hồ sơ xin cấp giấy an toàn thực phẩm cơ sở kinh doanh rau củ quả bao gồm:

   - Đơn đề nghị cấp giấy an toàn thực phẩm cơ sở kinh doanh rau củ quả

   - Bản sao giấy đăng ký thành lập công ty

   - Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm an toàn thực phẩm của kho bảo quản thực phẩm

   - Bản vẽ sơ đồ mặt bằng kho lạnh bảo quản thực phẩm

   - Danh sách xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh

   - Giấy khám sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp

Nộp hồ sơ xin cấp giấy an toàn thực phẩm cơ sở kinh doanh rau củ quả ở đâu?

Hồ sơ sau khi hoàn thành sẽ được nộp về Chi Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản. Riêng ở Thành Phố Hồ Chí Minh thì nộp hồ sơ tại Ban Quản Lý An Toàn Thực Phẩm. Nếu hồ sơ hợp lệ, cơ quan thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm định cơ sở để đánh giá, xem xét việc cấp chứng nhận cho cơ sở kinh doanh rau củ quả của doanh nghiệp.Các hạng mục đánh giá bao gồm: điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại cơ sở và các hóa đơn, chứng từ có liên quan.

Dịch vụ tư vấn giấy an toàn thực phẩm cơ sở kinh doanh rau củ quả tại Vihabrand

Là đơn vị dẫn đầu cả về số lượng khách hàng và số lượng dự án tư vấn cho doanh nghiệp thực phẩm tại Việt Nam. Hiện nay có rất nhiều đơn vị nhận làm dịch vụ xin giấy an toàn thực phẩm, tuy nhiên dịch vụ tại Vihabrand luôn được khách hàng đánh giá cao và ưu tiên lựa chọn hàng đầu, bởi những lý do sau đây:

Chi phí thấp nhất

Nhiều doanh nghiệp khá bất ngờ vì chi phí dịch vụ tại Vihabrand luôn được đánh giá là thấp nhất thị trường dịch vụ ở mọi thời điểm. Có thể khi doanh nghiệp lần đầu hợp tác sẽ tỏ ra e ngại vì nghĩ rằng ” giá cả sẽ đi đôi với chất lượng“. Tuy nhiên, cách chúng tôi bí quyết giúp Vihabrand có được mức giá cạnh tranh đó là chúng tôi sẽ hướng dẫn doanh nghiệp bố trí cơ sở vật chất, sắp xếp máy móc thiết bị phù hợp với quy định. Bên cạnh đó, chi phí sửa chữa và chi phí chuẩn bị hồ sơ đều được chúng tôi tính toán kỹ lượng để hạn chế các chi phí phát sinh.

Theo đó, doanh nghiệp chỉ cần cung cấp:

   - Chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp/ hộ kinh doanh

   - Giấy khám sức khỏe của chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất ( Nếu doanh nghiệp chưa có, Vihabrand sẽ hỗ trợ)

Tất cả các công việc còn lại sẽ do Vihabrand thay doanh nghiệp thực hiện cho đến khi bàn giao giấy chứng nhận.

Thời gian hoàn thành nhanh

Hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm, Vihabrand đã hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thành thủ tục xin giấy ATTP cho hơn hàng trăm cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa có trường hợp nào chúng tôi chưa gặp qua. Ngay cả những trường hợp khó nhất, Vihabrand tự tin cam kết vẫn sẽ hoàn thành đúng tiến độ như thỏa thuận ban đầu.

Tư vấn tận tình 

Làm hài lòng khách hàng là kim chỉ nam hoạt động của Vihabrand trong suốt 10 năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn giấy phép thực phẩm. Không chạy theo số lượng dự án mà chất lượng của từng dự án mới chính là mục tiêu mà chúng tôi đang theo đuổi. Có thể đây là lần đầu bạn ghé thăm website của Vihabrand nhưng chúng tôi hy vọng rằng bạn sẽ có thêm một sự lựa chọn đáng tin cậy và Vihabrand có thểm một khách hàng thân thiết mới.

Nếu trong quá trình xin cấp giấy an toàn thực phẩm cơ sở kinh doanh rau củ quả có vướng mắc hay khó khăn gì vui lòng liên hệ

ĐƠN VỊ HỖ TRỢ PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP VIHABRAND

Chúng tôi tin rằng Quý Công ty quan tâm đến các lợi ích về SHTT của Quý Công ty. Còn với VIHABRAND lợi ích của quý công ty cũng là lợi ích của chúng tôi, bởi chúng tôi quan niệm rằng:

“bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng như bảo vệ lợi ích của chính mình”. 

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi 

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIHABRAND

ĐC: 20/1/6, Đ.Trục, P.13, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh

Email  : vihaco.gov@gmail.com

Website.http://dangkythuonghieu.org

Tel : (028) 62 758 518 - Fax: (028) 62 758 519

Hotline: 0933 502 255 – 0909 444 771

 để được hỗ trợ và tiến hành các thủ tục pháp lý nhanh nhất và hiệu quả nhất, tư vấn MIỄN PHÍ


Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2022

Xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định tại TP.Hồ Chí Minh

 Ngày 28 tháng 12 năm 2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 124/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022. Chủ cơ sở sẽ tổ chức các lớp tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho người sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ thực phẩm. Chủ cơ sở chịu trách nhiệm với kết quả tập huấn kiến thức ATTP do mình xác nhận. Căn cứ thông tư 13/2020-TT-BCT, Nghị định 155/2018ND-CP, Nghị định 123/2018/ND-CP đã bãi bỏ việc tổ chức thi và cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm. Đồng thời việc xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm sẽ do doanh nghiệp tự tổ chức và được chủ cơ sở xác nhận.


Chính phủ đã ban hành Nghị định số 124/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.

Theo đó, quy định tại điểm đ khoản 3 và điểm d khoản 5 Điều 9 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 124/2021/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm về việc xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm như sau:

“3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

… đ) Sử dụng người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không có giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm;

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

… d) Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không có giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm;”.

          Để các cá nhân, tổ chức kinh doanh trên địa bàn tỉnh kịp thời cập nhật các quy định mới của pháp luật có liên quan đến các hành vi vi phạm nêu trên, Phòng Thanh tra - Pháp chế thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Thuận trích dẫn, phân tích, làm rõ một số quy định của pháp luật có liên quan đến việc xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương như sau:

- Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương:  

“1. Điều 24 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP được sửa đổi như sau:

“Điều 24. Các yêu cầu chung của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

1. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Mục 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Chương VI của Nghị định này.

2. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

a) Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Luật An toàn thực phẩm; …”

Theo quy định trên thì các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm (trừ các đối tượng quy định tại Điều 12) phải có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Mục 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Chương VI của Nghị định số 77/2016/NĐ-CP.

- Theo quy định tại khoản 5 và khoản 9 Điều 10 Nghị định số 17/2020/NĐ-CP:

            “5. Khoản 1 và 2 Điều 28 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP được sửa đổi như sau:

“1. Người trực tiếp sản xuất phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận...

9. Khoản 1 Điều 32 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP được sửa đổi như sau:

“1. Người trực tiếp kinh doanh thực phẩm phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 và 2 Điều 28 Nghị định này”.

Như vậy, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm phải thực hiện quy định: “Người trực tiếp sản xuất, người trực tiếp kinh doanh thực phẩm phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận” (Điều 28 và 32 nêu trên thuộc Mục 2, 3 Chương VI của Nghị định số 77/2016/NĐ-CP).

- Theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư số 43/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư số 13/2020/TT-BCT ngày 18 tháng 06 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương:

 “4. Chủ cơ sở xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm theo Mẫu 01 và Mẫu 02 tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này”.

- Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư số 43/2018/TT-BCT:

“2. Chủ cơ sở là người đại diện theo pháp luật của cơ sở (theo Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) hoặc người được thuê, giao điều hành trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại cơ sở.”

Từ các căn cứ pháp lý trên cho thấy: chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tổ chức tập huấn, xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho bản thân và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định. Nếu chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quy định này thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm đ khoản 3 và điểm d khoản 5 Điều 9 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 124/2021/NĐ-CP nêu trên.

(Lực lượng Quản lý thị trường đang kiểm tra về an toàn thực phẩm)

Để thực hiện nghiêm túc việc tập huấn và xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần lưu ý chuẩn bị một số tài liệu, nội dung như sau:

- Thứ nhất, chuẩn bị tài liệu tập huấn và tổ chức tập huấn

Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần nghiên cứu và bám sát nội dung quy định tại Quyết định số 1390/QĐ-BCT ngày 26 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc ban hành bộ câu hỏi kiểm tra, đáp án trả lời thực hiện kiểm tra để xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Công Thương. Đồng thời cập nhật thêm một số quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm mới ban hành thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành Công Thương. Tổ chức kiểm tra để xác nhận kiến thức.

- Thứ hai, chủ cơ sở ký Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm theo Mẫu 01 và Mẫu 02 tại Phụ lục I kèm theo Thông tư số 13/2020/TT-BCT ngày 18 tháng 06 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương; Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm có giá trị 03 năm kể từ ngày cấp.

Để thực hiện nghiêm chức năng, nhiệm vụ được giao, trong thời gian tới, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Thuận đề nghị các Đội Quản lý thị trường trực thuộc tăng cường công tác quản lý địa bàn, kết hợp hoạt động kiểm tra, thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để tuyên truyền các quy định mới của pháp luật về an toàn thực phẩm, trong đó có nội dung tuyên truyền về xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm nêu trên. Qua tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật, nếu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quy định thì kiên quyết xử lý các vi phạm nói trên theo đúng quy định của pháp luật./.

Vậy trên đây là những quy định xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định tại TP.Hồ Chí Minh. Để được tư vấn thêm về luật an toàn thực phẩm, các bạn vui lòng liên hệ

ĐƠN VỊ HỖ TRỢ PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP VIHABRAND

Chúng tôi tin rằng Quý Công ty quan tâm đến các lợi ích về SHTT của Quý Công ty. Còn với VIHACO VIET NAM CO.,LTD lợi ích của quý công ty cũng là lợi ích của chúng tôi, bởi chúng tôi quan niệm rằng:

“bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng như bảo vệ lợi ích của chính mình”. 

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi 

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIHACO 

ĐC: 20/1/6, Đ.Trục, P.13, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh

Email  : vihaco.gov@gmail.com

Website.http://dangkythuonghieu.org

Tel : (028) 62 758 518 - Fax: (028) 62 758 519

Hotline: 0933 502 255 – 0909 444 771

 để được hỗ trợ và tiến hành các thủ tục pháp lý nhanh nhất và hiệu quả nhất, tư vấn MIỄN PHÍ

VIHACO VIET NAM CO.,LTD luôn sẵn sàng đón chào Quý Công ty và hân hạnh được phục vụ!

 Xin chân thành cảm ơn quý khách ghé thăm!

Quy định khám sức khỏe trong ngành thực phẩm tại TP.Hồ Chí Minh

 Với tình trạng vệ sinh thực phẩm gây nhức nhối trong xã hội như hiện nay, các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, những người làm việc trực tiếp trong lĩnh vực thực phẩm đang được yêu cầu đề cao và thắt chặt vấn đề khám sức khỏe vệ sinh an toàn thực phẩm. Cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết dưới đây.


Yêu cầu về việc khám sức khỏe đối với người trực tiếp sản xuất thực phẩm được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 4 và Điều 5 Nghị định 67/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Nghị định 155/2018/NĐ-CP quy định như sau:

"Điều 4. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế

1. Tuân thủ các quy định tại Điều 19, 20, 21, 22, 25, 26 và Điều 27 Luật an toàn thực phẩm và các yêu cầu cụ thể sau:

a) Quy trình sản xuất thực phẩm được bố trí theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng;

b) Tường, trần, nền nhà khu vực sản xuất, kinh doanh, kho sản phẩm không thấm nước, rạn nứt, ẩm mốc;

c) Trang thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm dễ làm vệ sinh, không thôi nhiễm chất độc hại và không gây ô nhiễm đối với thực phẩm;

d) Có ủng hoặc giầy, dép để sử dụng riêng trong khu vực sản xuất thực phẩm;

đ) Bảo đảm không có côn trùng và động vật gây hại xâm nhập vào khu vực sản xuất và kho chứa thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm; không sử dụng hoá chất diệt chuột, côn trùng và động vật gây hại trong khu vực sản xuất và kho chứa thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm;

e) Không bày bán hoá chất dùng cho mục đích khác trong cơ sở kinh doanh phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.

2. Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Điều 5. Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống

1. Tuân thủ các quy định tại Điều 28, 29 và Điều 30 Luật an toàn thực phẩm và các yêu cầu cụ thể sau:

a) Thực hiện kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn theo hướng dẫn của Bộ Y tế;

b) Thiết bị, phương tiện vận chuyển, bảo quản thực phẩm phải bảo đảm vệ sinh và không gây ô nhiễm cho thực phẩm.

2. Người trực tiếp chế biến thức ăn phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.”

Người trực tiếp sản xuất thực phẩm được khám sức khỏe định kỳ 1 năm bao nhiêu lần?

Căn cứ khoản 1 Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động như sau:

"1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần..."

Theo quy định trên, nhân viên trực tiếp sản xuất trong ngành thực phẩm không thuộc "Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm" do đó công ty tổ chức khám sức khỏe định kỳ hàng năm ít nhất mỗi năm 1 lần.

Do đó, trường hợp của bạn là nhân viên trực tiếp sản xuất trong ngành thực phẩm cũng sẽ khám sức khỏe theo quy định của Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 là khám định kỳ hằng năm ít nhất mỗi năm 1 lần.

Nội dung khám sức khỏe nhân viên trực tiếp sản xuất trong ngành thực phẩm bao gồm những nội dung chủ yếu nào?

Căn cứ Điều 6 Thông tư 14/2013/TT-BYT quy định về cấp Giấy khám sức khỏe như sau:

"Điều 6. Nội dung khám sức khỏe

1. Đối với KSK cho người từ đủ 18 (mười tám) tuổi trở lên nhưng không thuộc trường hợp KSK định kỳ: khám theo nội dung ghi trong Giấy KSK quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Đối với KSK cho người chưa đủ 18 (mười tám) tuổi nhưng không thuộc trường hợp KSK định kỳ: khám theo nội dung ghi trong Giấy KSK quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Đối với trường hợp KSK định kỳ: khám theo nội dung ghi trong Sổ KSK định kỳ quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Đối với trường hợp KSK theo bộ tiêu chuẩn sức khỏe chuyên ngành: khám theo nội dung ghi trong Giấy KSK quy định tại mẫu giấy KSK của chuyên ngành đó.

5. Đối với những trường hợp khám sức khỏe theo yêu cầu: khám theo nội dung mà đối tượng KSK yêu cầu."

Như vậy, nội dung quy định khám sức khỏe trong ngành thực phẩm tại TP.Hồ Chí Minh bao gồm những nội dung chủ yếu nêu trên. Để được tư vấn thêm về luật an toàn thực phẩm, các bạn vui lòng liên hệ

ĐƠN VỊ HỖ TRỢ PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP VIHABRAND

Chúng tôi tin rằng Quý Công ty quan tâm đến các lợi ích về SHTT của Quý Công ty. Còn với VIHACO VIET NAM CO.,LTD lợi ích của quý công ty cũng là lợi ích của chúng tôi, bởi chúng tôi quan niệm rằng:

“bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng như bảo vệ lợi ích của chính mình”. 

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi 

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIHACO 

ĐC: 20/1/6, Đ.Trục, P.13, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh

Email  : vihaco.gov@gmail.com

Website.http://dangkythuonghieu.org

Tel : (028) 62 758 518 - Fax: (028) 62 758 519

Hotline: 0933 502 255 – 0909 444 771

 để được hỗ trợ và tiến hành các thủ tục pháp lý nhanh nhất và hiệu quả nhất, tư vấn MIỄN PHÍ

VIHACO VIET NAM CO.,LTD luôn sẵn sàng đón chào Quý Công ty và hân hạnh được phục vụ!

 Xin chân thành cảm ơn quý khách ghé thăm!