Hướng dẫn thủ tục đăng ký thương hiệu

Nên đăng ký thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn.

Bảo hộ nhãn hiệu độc quyền

Hãy đến Công ty Vihaco Việt Nam, chung tôi sẽ tư vấn miễn phí cho doanh nghiệp của bạn về thủ tục bảo hộ nhãn hiệu.

Bảo hộ quyền tác giả - tác phẩm

Một tác phẩm đẹp không thể không có bảo hộ thương hiệu.

Đại diện sở hữu trí tuệ Vihaco Việt Nam

Những thương hiệu nổi tiếng mang tầm quốc tế, mà chúng tôi đã từng đăng ký.

Đăng ký logo - quyền tác phẩm

Với đội ngũ luật sư có nhiều năm kinh nghiệm.

Thứ Hai, 21 tháng 6, 2021

Mẫu đơn xin cấp Giấy vệ sinh an toàn thực phẩm mới nhất năm 2021

Mẫu đơn đề nghị này được ban hành kèm Nghị định 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh của Bộ Y tế. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

Cơ sở không được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP

Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, có 10 cơ sở không thuộc diện được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP):


- Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;

- Sơ chế nhỏ lẻ;

- Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

- Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

- Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

- Nhà hàng trong khách sạn;

- Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

- Kinh doanh thức ăn đường phố;

- Cơ sở đã được cấp 01 trong các giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực…

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP

Theo quy định tại Điều 36 Luật An toàn thực phẩm sửa đổi, bổ sung 2018, để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP cần phải chuẩn bị:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP;

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Bản sao);

- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh ATTP;

- Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ, chủ cơ sở xin cấp Giấy chứng nhận nộp cho cơ quan có thẩm quyền. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Nhà nước kiểm tra thực tế. Lúc này:

- Nếu đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm thì cấp Giấy chứng nhận;

- Nếu không đủ điều kiện và từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Đặc biệt lưu ý: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP chỉ có hiệu lực trong thời gian 03 năm và nếu vẫn tiếp tục sản xuất, kinh doanh thực phẩm thì phải nộp hồ sơ xin cấp lại 06 tháng trước khi Giấy chứng nhận cũ hết hạn.


Nếu bạn đang cảm thấy phiền hà vì hồ sơ xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm quá rối rắm thì hãy liên hệ với Đại diện sở hữu trí tuệ Vihaco để được tư vấn và hỗ trợ từ A-Z nhé! Chỉ cần một cú điện thoại tới hotline của Vihaco thì mọi thủ tục giấy tờ cấp phép sẽ được các chuyên viên tư vấn của chúng tôi giúp bạn giải quyết nhanh chóng

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ

ĐƠN VỊ HỖ TRỢ PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP VIHABRAND

Chúng tôi tin rằng Quý Công ty quan tâm đến các lợi ích về SHTT của Quý Công ty. Còn với VIHACO VIET NAM CO.,LTD lợi ích của quý công ty cũng là lợi ích của chúng tôi, bởi chúng tôi quan niệm rằng:

“bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng như bảo vệ lợi ích của chính mình”.

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIHACO

ĐC: 20/1/6, Đ.Trục, P.13, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh

Email : vihaco.gov@gmail.com

Website.http://dangkythuonghieu.org

Tel : (028) 62 758 518 - Fax: (028) 62 758 519

Hotline: 0933 502 255 – 0909 444 771

để được hỗ trợ và tiến hành các thủ tục pháp lý nhanh nhất và hiệu quả nhất, tư vấn MIỄN PHÍ

Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh

Ngày nay, lĩnh vực thực phẩm đang là ngành thu hút rất nhiều cá nhân, hộ kinh doanh lựa chọn và phổ biến rộng rãi. Cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống bởi đó cũng cần đảm bảo vệ sinh an toàn. Mọi cơ sở có ngành nghề kinh doanh liên quan đến thực phẩm hiện nay đều phải tuân thủ quy định hoạt động có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm. Các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp hoạt động sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, dịch vụ ăn uống cần thực hiện xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Bạn đang là chủ hộ kinh doanh, cơ sở ăn uống dù là quy mô vừa và nhỏ thì bắt buộc phải có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Khó khăn lớn nhất mà chủ hộ kinh doanh gặp phải là rào cản pháp lý, thủ tục hành chính, hồ sơ cần chuẩn bị, thời gian có giấy phép.


Bạn vẫn chưa thể biết được tác hại nguy hiểm của việc không được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh. Thì cơ sở đó phải chịu toàn bộ trách nhiệm trước pháp luật và ảnh hưởng rất nhiều đến công việc kinh doanh của cơ sở rất trầm trọng. Việc xin giấy VSATTP là vấn đề đáng được lưu tâm khi bắt đầu hoạt động kinh doanh. Sau đây là một số mức phạt đối với các hộ kinh doanh không có giấy phép:

+ Phạt cảnh cáo đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết thời hạn dưới 01 tháng;

+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng;

+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định hoặc có nhưng đã hết thời hạn trên 03 tháng;

+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

+ Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm giả.

Căn cứ pháp lý

- Luật an toàn thực phẩm năm 2010

- Nghị định 15/2018/NĐ-CP

- Nghị định 115/20218/NĐ – CP

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

- Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở chế biến thức ăn bao gồm: cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng-tin và bếp ăn tập thể.

- Cơ sở kinh doanh thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán thực phẩm như: cơ sở sản xuất thực phẩm, cửa hàng bán thực phẩm, siêu thị, chợ.

Nếu cơ sở nêu trên đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực sẽ không phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở chế biến thức ăn phải bảo đảm các điều kiện sau đây

- Bếp ăn được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến.

- Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh.

- Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh.

- Cống rãnh ở khu vực cửa hàng, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng.

- Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại.

- Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ.

- Người đứng đầu đơn vị có bếp ăn tập thể có trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm.

- Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây

- Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;

- Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

- Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;

- Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

- Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

- Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

- Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

- Sở Y tế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở chế biến thức ăn

- Sở Công thương cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

- Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp

- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn về sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.

Lưu ý:

- Mọi cán bộ, nhân viên trong đơn vị xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đều phải phải có đủ sức khỏe đảm bảo hoạt động của cơ sở. Khám sức khỏe cho cán bộ, nhân viên là một trong những yêu cầu bắt buộc trong thủ tục xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

- Đồng thời cán bộ, nhân viên của cơ sở phải tham gia tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm. Chủ cơ sở sẽ phải trải qua một bài kiểm tra liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm.

Quy trình xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Bước 1: Nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền như đã hướng dẫn nêu trên

Bước 2: Tiếp nhận, xử lý hồ sơ: Trong 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nếu đủ điều kiện.

Dịch vụ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm của Vihabrand

- Tư vấn cho khách hàng điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

- Tiến hành soạn thảo hồ sơ và thay mặt khách hàng nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền

- Trao đổi, cập nhật thông tin cho khách hàng trong quá trình thực hiện thủ tục

- Nhận và trao lại cho khách hàng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Nếu bạn còn những khúc mắc về thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện kinh doanh an toàn thực phẩm có thể liên hệ cho chúng tôi để được đội ngũ luật sư tư vấn kịp thời.

ĐƠN VỊ HỖ TRỢ PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP VIHABRAND


Chúng tôi tin rằng Quý Công ty quan tâm đến các lợi ích về SHTT của Quý Công ty. Còn với VIHABRAND lợi ích của quý công ty cũng là lợi ích của chúng tôi, bởi chúng tôi quan niệm rằng:

“bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng như bảo vệ lợi ích của chính mình”.

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIHABRAND

ĐC: 20/1/6, Đ.Trục, P.13, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh

Email : vihaco.gov@gmail.com

Website.http://dangkythuonghieu.org

Tel : (028) 62 758 518 - Fax: (028) 62 758 519

Hotline: 0933 502 255 – 0909 444 771

để được hỗ trợ và tiến hành các thủ tục pháp lý nhanh nhất và hiệu quả nhất, tư vấn MIỄN PHÍ

Thứ Bảy, 29 tháng 5, 2021

Dịch vụ giải thể công ty tphcm

Tạm ngưng hoặc giải thể công ty là 1 quá trình nhiều bước và trong các bước tiến hành, có lẽ bước tiến hành việc quyết toán với cơ quan thuế là bước mất thời gian nhất và khó khăn nhất. Một kế toán nội bộ dù có chuyên môn vững nhưng không có kinh nghiệm về việc giải thể công ty thì phải mất khá nhiều thời gian, thường thì từ 8 đến 12 tháng.


Quy trình giải thể công ty trọn gói – 4 bước cơ bản

Để giải thể 1 công ty thì bạn cần tiến hành theo quy trình 4 bước cơ bản như sau:

– Bước 1: Soạn thảo hồ sơ giải thể công ty để nộp cho cơ quan thuế, sau đó thực hiện các thủ tục giải thể doanh nghiệp tại cơ quan thuế

– Bước 2: Tiến hành quyết toán, hoàn thiện sổ sách kế toán, nộp báo cáo thuế, giải trình số liệu tại cơ quan thuế quản lý và tiến hành khóa mã số thuế.

– Bước 3: Doanh nghiệp tiến hàng trả lại con dấu và giấy phép kinh doanh

– Bước 4: Tiến hành công bố giải thể công ty trên cổng thông tin điện tử quốc gia.

Dịch vụ giải thể công ty trọn gói, giải thể đơn vị phụ thuộc uy tín – Chỉ có tại Vihabrand

Vihaco không chỉ tư vấn thành lập công ty mà còn hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thực hiện dịch vụ giải thể doanh nghiệp khi hoạt động không hiệu quả. Khi nhận được ủy quyền từ khách hàng, Vihabrand sẽ:

– Nắm bắt thông tin được cung cấp từ phía khách hàng

– Tư vấn thủ tục giải thể công ty, tư vấn giấy tờ, thông tin cần thiết cần chuẩn bị giải thể.

– Hoàn thiện sổ sách chứng từ (nếu có yêu cầu từ khách hàng).

– Thực hiện hoàn thiện hồ sơ đóng mã số thuế tại cơ quan thuế.

– Thực hiện hồ sơ trả giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trả con dấu doanh nghiệp.

– Nhận kết quả giải thể doanh nghiệp, bàn giao kết quả giải thể công ty đến khách hàng và kết thúc dịch vụ.

Nếu các bạn còn bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn chi phí giải thể công ty, giải thể đơn vị phụ thuộc vui lòng liên hệ công ty Nam Vihaco để được tư vấn dịch vụ giải thể doanh nghiệp trọn gói tại TPHCM và thực hiện thủ tục giải thể càng sớm càng tốt tránh bị phạt khi kéo dài thời gian và mất chi phí duy trì không cần thiết.

ĐƠN VỊ HỖ TRỢ PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP VIHABRAND

Chúng tôi tin rằng Quý Công ty quan tâm đến các lợi ích về SHTT của Quý Công ty. Còn với VIHACO VIET NAM CO.,LTD lợi ích của quý công ty cũng là lợi ích của chúng tôi, bởi chúng tôi quan niệm rằng:

“bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng như bảo vệ lợi ích của chính mình”.
 
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIHACO

ĐC: 20/1/6, Đ.Trục, P.13, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh

Email : vihaco.gov@gmail.com

Website.http://dangkythuonghieu.org

Tel : (028) 62 758 518 - Fax: (028) 62 758 519

Hotline: 0933 502 255 – 0909 444 771

để được hỗ trợ và tiến hành các thủ tục pháp lý nhanh nhất và hiệu quả nhất, tư vấn MIỄN PHÍ

VIHACO VIET NAM CO.,LTD luôn sẵn sàng đón chào Quý Công ty và hân hạnh được phục vụ!

Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược TPHCM

Kinh doanh thuốc là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vì vậy trước khi kinh doanh thuốc, bạn phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trước đây nghị định 76/2006/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh thuốc cho các cơ sở kinh doanh thuốc đối với từng hình thức kinh doanh. Hiện nay điêu kiện này được quy định chi tiết tại nghị định 102/2016/NĐ-CP. Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc nội dung bao gồm thông tin đơn vị đề nghị, người phụ trách chuyên môn, địa điểm kinh doanh và các thông tin khác liên quan, cụ thể như đính kèm trên đây:


Mẫu đơn xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược là mẫu đơn được lập ra để xin được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược. Mẫu nêu rõ nội dung xin cấp giấy, thông tin về cơ sở kinh doanh. Trên đây là mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược mới nhất theo thông tư số 03/2016/TT-BYT mà bạn đọc cần nắm được khi thực hiện các thủ tục liên quan.

*Lưu ý: Nội dung bài viết chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự kiện khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do pháp luật hoặc chính sách của nhà nước có sự thay đổi. Vui lòng liên hệ

ĐƠN VỊ HỖ TRỢ PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP VIHABRAND


Chúng tôi tin rằng Quý Công ty quan tâm đến các lợi ích về SHTT của Quý Công ty. Còn với VIHABRAND lợi ích của quý công ty cũng là lợi ích của chúng tôi, bởi chúng tôi quan niệm rằng:

“bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng như bảo vệ lợi ích của chính mình”.

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIHABRAND

ĐC: 20/1/6, Đ.Trục, P.13, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh

Email : vihaco.gov@gmail.com

Website.http://dangkythuonghieu.org

Tel : (028) 62 758 518 - Fax: (028) 62 758 519

Hotline: 0933 502 255 – 0909 444 771

để được hỗ trợ và tiến hành các thủ tục pháp lý nhanh nhất và hiệu quả nhất, tư vấn MIỄN PHÍ

VIHABRAND luôn sẵn sàng đón chào Quý Công ty và hân hạnh được phục vụ!

Xin chân thành cảm ơn quý khách ghé thăm!

Một số kiến thức cơ bản về ISO mà doanh nghiệp cần biết

Nếu bạn muốn nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình thì tiêu chuẩn ISO 9001 chắc chắn không nên bỏ qua. Vậy ISO 9001 là gì, mang lại lợi ích ra sao? Vihabrand là đơn vị hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp, chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ làm chứng chỉ ISO. Để các doanh nghiệp hiểu thêm về ISO, công ty xin cung cấp cho quý khách hàng một số quy định của pháp luật về chứng chỉ ISO.

1. ISO 9000 là gì?

ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng do Tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) ban hành. Tiêu chuẩn được áp dụng khi một tổ chức cần chứng tỏ khả năng cung cấp sản phẩm đáp ứng yêu cầu khách hàng và luật định một cách ổn định và mong muốn nâng cao sự thoả mãn của khách hàng.

Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 bao gồm 4 tiêu chuẩn cơ bản là:

ISO 9001:2008 Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu

ISO 9000:2005 Hệ thống quản lý chất lượng – Cơ sở và từ vựng

ISO 9004:2009 Quản lý sự thành công bền vững của một tổ chức

ISO 19011:2002 Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và/hoặc hệ thống quản lý môi trường

Trong đó ISO 9001:2008 là tiêu chuẩn quy định các yêu cầu đối với một hệ thống quản lý chất lượng, tiêu chuẩn này được sử dụng để xây dựng và đánh giá hệ thống quản lý chất lượng của các tổ chức, doanh nghiệp.


2. Tại sao lại áp dụng ISO 9000?

Tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu áp dụng ISO 9000 để nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc

Do yêu cầu của luật định (áp dụng đối với một số lĩnh vực); yêu cầu từ khách hàng và/hoặc các bên liên quan

Áp dụng và chứng nhận ISO 9000 để giúp quảng bá, nâng cao uy tín, hình ảnh của tổ chức và doanh nghiệp

3. Tổ chức, doanh nghiệp nào có thể áp dụng ISO 9000?

Tiêu chuẩn ISO 9001:2008 được xây dựng để có thể áp dụng tại mọi tổ chức, doanh nghiệp không phụ thuộc phạm vi, quy mô hay lĩnh vực hoạt động.

4. Lợi ích của việc áp dụng ISO 9000?

- Nâng cao ý thức, trách nhiệm của CBNV đối với vấn đề chất lượng và và sự thõa mãn của khách hàng

- Hình thành văn hóa làm việc bài bản, khoa học thông qua thiết lập và áp dụng các quy trình chuẩn để thực hiện và kiếm soát công viêc; qua đó giúp phòng ngừa sai lỗi, nâng cao chất lượng và sự thỏa mãn của khách hàng

- Hệ thống văn bản quản lý chất lượng sẽ giúp CBNV mới vào việc một cách nhanh chóng và là nền tảng quan trọng để duy trì và cải tiến các hoạt động

- Các yêu cầu về theo dõi sự không phù hợp, theo dõi sự hài lòng của khách hàng, đánh giá nội bộ… tạo cơ hội để thường xuyên thực hiện các hành động khắc phục, phòng ngừa và cải tiến để “NGÀY HÔM NAY TỐT HƠN NGÀY HÔM QUA VÀ NGÀY MAI TỐT HƠN NGÀY HÔM NAY”

- Hệ thống quản lý chất lượng giúp phân định “RÕ NGƯỜI – RÕ VIỆC”, góp phần xây dựng môi trường làm việc minh bạch, chuyên nghiệp và hiệu quả

- Một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả là sự đảm bảo về khả năng cung cấp sản phẩm dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng một cách ổn định.

5. Có thể xây dựng và chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng cho một phòng ban/bộ phận của đơn vị không?

Tiêu chuẩn ISO 9001:2008 giúp đảm bảo cung cấp sản phẩm đáp ứng yêu cầu khách hàng và luật định một cách ổn định và mong muốn nâng cao sự thoả mãn của khách hàng, vì vậy phải xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng cho tất cả các quá trình và nhân sự có liên quan tới việc đảm bảo chất lượng từ khâu tiếp nhận yêu cầu khách hàng, thiết kế, mua nguyên liệu, sản xuất/cung cấp dịch vụ, giao hàng; các quá trình hỗ trợ như tiếp nhận thông tin, đào tạo, bảo trì thiết bị, máy móc…

6. Cần bao nhiều thời gian để xây dựng và chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008?

Thời gian xây dựng và đánh giá chứng nhận một hệ thống quản lý chất lượng phụ thuộc vào:

Sự quyết tâm và việc bố trí các nguồn lực liên quan xây dựng hệ thống quản lý chất lượng

Tình trạng và mức độ đáp ứng hiện tại của tổ chức/doanh nghiệp so với các yêu cầu của ISO 9001:2008

Quy mô của hệ thống và mức độ phức tạp của các quá trình (áp dụng nhiều địa điểm, công việc nhiều rủi ro, khó kiểm soát sẽ mất nhiều thời gian hơn

Năng lực của cán bộ, nhân viên. Đặc biệt là những người trực tiếp tham gia xây dựng hệ thống quản lý chất lượng.

Thời gian trung bình để xây dựng và chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng là 8-10 tháng. Ngắn có thể là 3 tháng.

7. Ngoài ISO 9001:2008 còn tiêu chuẩn nào khác về hệ thống quản lý chất lượng?

Có một số tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng cho các lĩnh vực chuyên ngành mà tổ chức/doanh nghiệp có thể áp dụng để xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và đăng ký chứng nhận:

(1) ISO/TS 16949 Quality management systems — Particular requirements for the application of ISO 9001:2008 for automotive production and relevant service part organizations – Tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng cho ngành công nghiệp ô tô.

(2) ISO 13485 Medical devices — Quality management systems — Requirements for regulatory purposes – Tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng cho thiết bị y tế.

(3) ISO/TS 29001 Petroleum, petrochemical and natural gas industries — Sector-specific quality management systems — Requirements for product and service supply organizations – Tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng cho ngành công nghiệp xăng dầu, hóa dầu và khí tự nhiên.

(4) ISO 15189 Medical laboratories — Particular requirements for quality and competence – Phòng thí nghiệm y tế — Yêu cầu cụ thể về chất lượng và năng lực (tiêu chuẩn này do các cơ quan công nhận đánh giá và cấp chứng chỉ công nhận).

Ngoài các tiêu chuẩn trên, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) còn ban hành một số tiêu chuẩn hướng dẫn áp dụng ISO 9001:2008 cho các lĩnh vực chuyên ngành, nhưng không dùng để đánh giá chứng nhận như:

- IWA 1:2005 Quality management systems — Guidelines for process improvements in health service organizations – Hướng dẫn áp dụng ISO 9000 trong dịch vụ y tế

- IWA 2:2007 Quality management systems — Guidelines for the application of ISO 9001:2000 in education – Hướng dẫn áp dụng ISO 9000 trong giáo dục

- IWA 4:2009 Quality management systems — Guidelines for the application of ISO 9001:2008 in local government – Hướng dẫn áp dụng ISO 9000 trong cơ quan hành chính nhà nước.

8. Chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008 có hiệu lực trong bao lâu?

Thường các tổ chức chứng nhận cấp chứng chỉ ISO 9001:2008 có hiệu lực trong 3 năm (tối đa là 4 năm). Trong thời gian hiệu lực của chứng chỉ, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá giám sát định kỳ để đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và luôn có hiệu lực. Chu kỳ giám sát có thể là 6 tháng, 9 tháng hoặc tối đa là 12 tháng tùy theo quy định của tổ chức chứng nhận và/hoặc thỏa thuận giữa khách hàng và tổ chức chứng nhận. Hết 3 năm nếu vẫn muốn chứng nhận, tổ chức/doanh nghiệp sẽ phải đăng ký đánh giá lại. Cuộc đánh giá lại được tiến hành tương tự cuộc đánh giá chứng nhận lần đầu. Chứng chỉ cáp lại có hiệu lực trong 3 năm.


9. Sau khi được chứng nhận, làm thế nào để duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng?

Hệ thống quản lý chất lượng chỉ được duy trì và thường xuyên cải tiến một cách hiệu quả khi người đứng đầu của tổ chức/doanh nghiệp am hiểu, quan tâm và sử dụng hệ thống quản lý chất lượng để kiểm soát và nâng cao chất lượng.

Để đảm bảo duy trì và cải tiến, cần thực hiện tốt ít nhất các vấn đề sau:

- Tổ chức tốt các cuộc đánh giá nội bộ hệ thống quản lý chất lượng để phát hiện những bất cập và những vấn đề cần cải tiến trong hệ thống;

- Các lỗi phát hiện qua đánh giá nội bộ; trong quá trình giám sát, điều hành công việc; phản hồi từ khách hàng … cần được thực hiện theo đúng nguyên lý của khắc phục - phòng ngừa nhằm hạn chế hoặc ngăn ngừa lỗi tiếp tục xảy ra;

- Khi có cán bộ, nhân viên mới tuyển dụng hoặc bố trí công việc mới cần chú ý đào tạo, hướng dẫn thực hiện các quy định của hệ thống quản lý chất lượng;

- Hệ thống văn bản cần được điều chỉnh, cải tiến một cách kịp thời. Nếu sau 2 năm mà không thấy có yêu cầu điều chỉnh, cải tiến một tài liệu nào đó thì cần xem xét hoặc tài liệu đó không được thực hiện nghiêm túc hoặc không thực sự cần thiết;

- Cuộc xem xét của lãnh đạo về hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng hàng năm cần xác định rõ mức độ hiệu lực của hệ thống và các công việc cần thực hiện để cải tiến hệ thống;

- Nên bổ sung các hoạt động định kỳ của hệ thống quản lý chất lượng như đánh giá nội bộ, đánh giá từ bên ngoài của tổ chức chứng nhận, cuộc họp xem xét của lãnh đạo… vào kế hoạch chung của tổ chức/doanh nghiệp để không quên thực hiện các yêu cầu này.


Vậy trên đây là những kiến thức cơ bản vế ISO. Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Vihabrand sẽ triển khai và xây dựng nhanh quy trình cho khách hàng. Doanh nghiệp cần tư vấn thêm về dịch vụ làm ISO 9001, 14001,22000 HACCP cho các đơn vị sản xuất vui lòng liên hệ:

ĐƠN VỊ HỖ TRỢ PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP VIHABRAND

Chúng tôi tin rằng Quý Công ty quan tâm đến các lợi ích về SHTT của Quý Công ty. Còn với VIHABRAND lợi ích của quý công ty cũng là lợi ích của chúng tôi, bởi chúng tôi quan niệm rằng:

“bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng như bảo vệ lợi ích của chính mình”.
 
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIHABRAND

ĐC: 20/1/6, Đ.Trục, P.13, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh

Email : vihaco.gov@gmail.com

Website.http://dangkythuonghieu.org

Tel : (028) 62 758 518 - Fax: (028) 62 758 519

Hotline: 0933 502 255 – 0909 444 771

để được hỗ trợ và tiến hành các thủ tục pháp lý nhanh nhất và hiệu quả nhất, tư vấn MIỄN PHÍ

VIHABRAND luôn sẵn sàng đón chào Quý Công ty và hân hạnh được phục vụ!

Xin chân thành cảm ơn quý khách ghé thăm!

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm gạo

Việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm lúa gạo đòi hỏi nhiều thời gian và nỗ lực; với sự kiên kết chặt chẽ giữa các thành phần bao gồm: nhà nghiên cứu, nhà nông, nhà doanh nghiệp dưới sự điều hợp của nhà nước. Nhiều doanh nghiệp luôn đặt câu hỏi cho mình là gạo có phải đăng ký bảo hộ hay không? Gạo cũng như những sản phẩm khác khi đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm gạo thì sẽ được pháp luật bảo vệ. Việt Nam luôn nằm trong top 5 nước có sản lượng gạo xuất khẩu cao nhất thế giới. Tuy nhiên chất lượng gạo của Việt Nam còn thua kém các nước như Thái Lan, Ấn Độ. Vì vậy, để cạnh tranh với sản phẩm gạo từ các nước xuất khẩu gạo khác thì cần nâng cao, cải tiến chất lượng sản phẩm. Hơn nữa, việc tạo nên thương hiệu cho sản phẩm cũng là điều quan trọng, là chiến lược kinh doanh nên được quan tâm đầu tư để nâng cao kim ngạch xuất khẩu. Do đó, những nhà kinh doanh mặt hàng gạo có thể thực hiện đăng ký nhãn hiệu để tạo nên danh tiếng cho hàng hóa của mình.



Thủ tục đăng ký nhãn hiệu có thể khái quát như sau:

Phân loại đăng ký nhãn hiệu:

Theo quy định của pháp luật thì hàng hóa, dịch vụ phải được phân nhóm theo bảng phân loại Nice 10. Có thể phân sản phẩm gạo vào nhóm 30 với một số sản phẩm như gạo, bánh gạo, bột gạo.

Việc phân loại sẽ làm cơ sở giúp việc tra cứu nhãn hiệu được dễ dàng, giúp xác định phạm vi bảo hộ nhãn hiệu. Quý khách có thê tự tra cứu hoặc lựa chọn sử dụng dịch vụ tra cứu đánh giá khả năng bảo hộ của công ty Luật Vihabrand.

Chuẩn bị hồ sơ

Thành phần hồ sơ gồm có:

- Mẫu nhãn hiệu với kích thước lớn hơn 3×3 cm và nhỏ hơn 8 x8 cm;

- Danh mục hàng hóa dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu;

- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (trường hợp khách hàng ủy quyền cho Công ty Luật Việt An thì tờ khai sẽ do người đại diện sở hữu công nghiêp của Luật Việt An ký);

- Ủy quyền cho đại diện Công ty Luật Việt An nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;

- Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu.

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, sẽ mất từ 13-18 tháng để cơ quan có thẩm quyền tiến hành đăng ký nhãn hiệu và cấp Giấy chứng nhận cho chủ sở hữu. Cụ thể:

- Thẩm định hình thức (1-2 tháng);

- Công bố Đơn trên Công báo (2 tháng);

- Thẩm định nội dung (9-12 tháng);

- Cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (1-2 tháng).

Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm. Có thể thấy , nhãn hiệu khi được đăng ký sẽ được bảo hộ vô thời hạn nếu chủ sở hữu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Trong vòng 06 tháng trước ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực, chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu phải nộp đơn yêu cầu gia hạn cho Cục Sở hữu trí tuệ (có thể nộp muộn hơn thời hạn quy định nêu trên nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày văn bằng bảo hộ hết hiệu lực);

- Nộp đầy đủ lệ phí gia hạn.

Mọi thông tin liên quan đến dịch vụ đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm gạo ông Cua (ST25) tại TPHCM, vui lòng liên hệ để được tư vấn cụ thể và chi tiết nhất.

ĐƠN VỊ HỖ TRỢ PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP VIHABRAND

Chúng tôi tin rằng Quý Công ty quan tâm đến các lợi ích về SHTT của Quý Công ty. Còn với VIHABRAND lợi ích của quý công ty cũng là lợi ích của chúng tôi, bởi chúng tôi quan niệm rằng:

“bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng như bảo vệ lợi ích của chính mình”.
 
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIHABRAND

ĐC: 20/1/6, Đ.Trục, P.13, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh

Email : vihaco.gov@gmail.com

Website.http://dangkythuonghieu.org

Tel : (028) 62 758 518 - Fax: (028) 62 758 519

Hotline: 0933 502 255 – 0909 444 771

để được hỗ trợ và tiến hành các thủ tục pháp lý nhanh nhất và hiệu quả nhất, tư vấn MIỄN PHÍ

VIHABRAND luôn sẵn sàng đón chào Quý Công ty và hân hạnh được phục vụ!

Dịch vụ xin giấy phép chứng nhận Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm cho tàu cá

Doanh nghiệp trong quá trình thu mua, chế biến hải sản xuất khẩu rất cần nguồn nguyên liệu được chứng nhận bảo đảm điều kiện ATTP. Việc xuất khẩu sẽ gặp khó khăn nếu hồ sơ thiếu nội dung này, vì không bảo đảm yêu cầu của thị trường. Để hoàn thiện vấn đề này, mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư 13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 21 năm 2018 (có hiệu lực từ ngày 25-12), quy định hồ sơ kiểm tra tàu cá rời cảng phải có Giấy chứng nhận ATTP, nếu không tàu cá sẽ không được vươn khơi khai thác. Không chỉ vậy, Nghị định 115 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP có quy định, tàu cá không có giấy chứng nhận ATTP bị xử phạt từ 30 đến 40 triệu đồng. Công ty Vihabrand tự hào là một trong những hãng luật có uy tín và năng lực hàng đầu trong lĩnh vực xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cũng như tư vấn các thủ tục pháp lý phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh các mặt hàng thực phẩm khắp TPHCM.


Căn cứ pháp lý

- Luật an toàn thực phẩm năm 2010;

- Nghị định 15/2018/NĐ-CP;

- Nghị định 115/20218/NĐ – CP.

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

- Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở chế biến thức ăn bao gồm: cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng-tin và bếp ăn tập thể.

- Cơ sở kinh doanh thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán thực phẩm như: cơ sở sản xuất thực phẩm, cửa hàng bán thực phẩm, siêu thị, chợ.

Nếu cơ sở nêu trên đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực sẽ không phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở chế biến thức ăn phải bảo đảm các điều kiện sau đây

- Bếp ăn được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến.

- Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh.

- Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh.

- Cống rãnh ở khu vực cửa hàng, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng.

- Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại.

- Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ.

- Người đứng đầu đơn vị có bếp ăn tập thể có trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm.

- Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây

- Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;

- Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

- Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;

- Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

- Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

- Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

- Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

- Sở Y tế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở chế biến thức ăn

- Sở Công thương cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

- Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp

- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn về sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.

Lưu ý:

- Mọi cán bộ, nhân viên trong đơn vị xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đều phải phải có đủ sức khỏe đảm bảo hoạt động của cơ sở. Khám sức khỏe cho cán bộ, nhân viên là một trong những yêu cầu bắt buộc trong thủ tục xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

- Đồng thời cán bộ, nhân viên của cơ sở phải tham gia tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm. Chủ cơ sở sẽ phải trải qua một bài kiểm tra liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm.

Quy trình xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm


Bước 1: Nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền như đã hướng dẫn nêu trên


Bước 2: Tiếp nhận, xử lý hồ sơ: Trong 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.


Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nếu đủ điều kiện.

Xử phat vi phạm quy định về an toàn thực phẩm

Theo Điều 18, Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm như sau:

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.

- Biện pháp khắc phục hậu quả

- Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;

- Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này.

Thời hạn của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

03 năm kể từ ngày cấp.

Lưu ý: Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh.

Dịch vụ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm của Vihabrand

- Tư vấn cho khách hàng điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm ;

- Tiến hành soạn thảo hồ sơ và thay mặt khách hàng nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Trao đổi, cập nhật thông tin cho khách hàng trong quá trình thực hiện thủ tục;

- Nhận và trao lại cho khách hàng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Để được tư vấn thêm về dịch vụ xin giấy phép chứng nhận Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm cho tàu cá, các bạn vui lòng liên hệ

ĐƠN VỊ HỖ TRỢ PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP VIHABRAND


Chúng tôi tin rằng Quý Công ty quan tâm đến các lợi ích về SHTT của Quý Công ty. Còn với VIHABRAND lợi ích của quý công ty cũng là lợi ích của chúng tôi, bởi chúng tôi quan niệm rằng:

“bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng như bảo vệ lợi ích của chính mình”.

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIHABRAND

ĐC: 20/1/6, Đ.Trục, P.13, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh

Email : vihaco.gov@gmail.com

Website.http://dangkythuonghieu.org

Tel : (028) 62 758 518 - Fax: (028) 62 758 519

Hotline: 0933 502 255 – 0909 444 771

để được hỗ trợ và tiến hành các thủ tục pháp lý nhanh nhất và hiệu quả nhất, tư vấn MIỄN PHÍ

VIHABRAND luôn sẵn sàng đón chào Quý Công ty và hân hạnh được phục vụ!

Xin chân thành cảm ơn quý khách ghé thăm!