Hướng dẫn thủ tục đăng ký thương hiệu

Nên đăng ký thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn.

Bảo hộ nhãn hiệu độc quyền

Hãy đến Công ty Vihaco Việt Nam, chung tôi sẽ tư vấn miễn phí cho doanh nghiệp của bạn về thủ tục bảo hộ nhãn hiệu.

Bảo hộ quyền tác giả - tác phẩm

Một tác phẩm đẹp không thể không có bảo hộ thương hiệu.

Đại diện sở hữu trí tuệ Vihaco Việt Nam

Những thương hiệu nổi tiếng mang tầm quốc tế, mà chúng tôi đã từng đăng ký.

Đăng ký logo - quyền tác phẩm

Với đội ngũ luật sư có nhiều năm kinh nghiệm.

Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2024

Tư vấn giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho doanh nghiệp tại TPHCM

 Đăng ký để cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được thực hiện đối với từng cơ sở sản xuất, kinh doanh; từng nhà máy sản xuất độc lập tại một địa điểm. Vihabrand chuyên cung cấp dịch vụ làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm trọn gói tại TP.Hồ Chí Minh, giúp quý khách hàng thực hiện các thủ tục liên quan đến an toàn thực phẩm một cách nhanh chóng và thuận tiện. Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, chúng tôi cam kết mang lại cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ chất lượng cao và giá cả hợp lý. Nếu quý khách hàng cần hỗ trợ về giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất!

tu-van-giay-phep-ve-sinh-an-toan-thuc-pham-cho-doanh-nghiep-tai-tphcm
TƯ VẤN GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
Thủ tục, hồ sơ xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm

Chúng ta đều biết kinh doanh dịch vụ ăn uống - nhà hàng - khách sạn - thực phẩm chức năng... thì đều cần làm giấy phép vsattp. Đó là điều kiện pháp lý cơ bản để bạn có thể bắt đầu công việc kinh doanh đúng quy định của pháp luật. Và công ty chúng tôi chuyên dịch vụ đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm tại TPHCM. Với nỗ lực mang lại dịch vụ có chất lượng tốt nhất, hiệu quả nhất bằng sự chuyên nghiệp của đội ngũ luật sư tư vấn giàu kinh nghiệm của mình, Vihabrand đã xây dựng quy trình tư vấn làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm trọn gói cụ thể gồm các bước sau:

Bước 1: Muốn được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm trước hết chủ cơ sở , người trực tiếp tham gia chế biến phải được khám sức khỏe và tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ :

- Đơn đề nghị xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh( nếu có).

- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, bao gồm:

- Bản vẽ sơ đồ mặt bằng của cơ sở

- Sơ đồ quy trình chế biến, bảo quản, vận chuyển, bày bán thức ăn, đồ uống

- Bản kê về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.

- Bản cam kết đảm bảo VSATTP đối với nguyên liệu và sản phẩm thực phẩm (theo mẫu)

- Bản sao công chứng giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe.

Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống (bản sao có xác nhận của cơ sở). Đối với Những người có bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng y, dược chuyên khoa Vệ sinh thực phẩm, Dịch tễ, Dinh dưỡng; bằng tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng - khoa Công nghệ thực phẩm khi trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm không cần có Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm

- Danh sách những người tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm gồm chủ cơ sở và nhân viên (Doanh nghiệp cung cấp)

- Kết quả kiểm nghiệm nước nguồn.

- Bản mô tả quy trình chế biến (quy trình công nghệ) cho nhóm sản phẩm hoặc mỗi sản phẩm đặc thù

- Bản cam kết bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ sở sản xuất, kinh doanh( Theo mẫu)

- Ngoài ra đổi với đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế, thì phải có danh sách kết quả cấy phân tìm vi khuẩn tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn của người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống.

Bước 3: Xét duyệt hồ sơ

- Trong 5 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, cơ quan phê duyệt sẽ thông báo cho các cơ sở hồ sơ có hợp lệ hay không.

- Trong 10 ngày tiếp theo, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ cử người kiểm tra cơ sở.

- Trong trường hợp kiểm tra cơ sở được đánh giá an toàn thực phẩm đủ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, Cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu kết luận KHÔNG ĐẠT, trong biên bản thẩm định phải ghi rõ thời hạn thẩm định lại (tối đa là 03 tháng), nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt thì đoàn thẩm định lập biên bản và đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động của cơ sở.

- Thời hạn của giấy chứng nhận An toàn vệ sinh thực phẩm: 3 năm kể từ ngày cấp.

- Sau khi được cấp giấy phải có bản cam kết bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm theo mẫu.

- Sau khi được cấp GCN mỗi năm Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ cử người kiểm tra 1 lần. Nếu không đảm bảo các điều kiện và tiêu chuẩn trong GNC thì sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận đồng thời bị xử phạt vi phạm hành chính. Vihabrand là dịch vụ tư vấn giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho doanh nghiệp tại TPHCM

Nếu bạn đang cảm thấy phiền hà vì thủ tục cấp giấy chứng nhận quá rối rắm thì hãy liên hệ với Đại diện sở hữu trí tuệ Vihabrand để được tư vấn và hỗ trợ từ A-Z nhé! Chỉ cần một cú điện thoại tới hotline của Vihaco thì mọi thủ tục giấy tờ cấp phép sẽ được các chuyên viên tư vấn của chúng tôi giúp bạn giải quyết nhanh chóng. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ

ĐƠN VỊ HỖ TRỢ PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP VIHABRAND

Chúng tôi tin rằng Quý Công ty quan tâm đến các lợi ích về SHTT của Quý Công ty. Còn với VIHABRAND lợi ích của quý công ty cũng là lợi ích của chúng tôi, bởi chúng tôi quan niệm rằng:

“bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng như bảo vệ lợi ích của chính mình”. 

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi 

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIHABRAND

ĐC: 20/1/6, Đ.Đặng Thùy Trâm, P.13, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh

Email  : vihaco.gov@gmail.com

Website.https://dangkythuonghieu.org

Tel : (028) 62 758 518 - Fax: (028) 62 758 519

Hotline: 0933 502 255 – 0909 444 771

 để được hỗ trợ và tiến hành các thủ tục pháp lý nhanh nhất và hiệu quả nhất, tư vấn MIỄN PHÍ

VIHABRAND luôn sẵn sàng đón chào Quý Công ty và hân hạnh được phục vụ!

 Xin chân thành cảm ơn quý khách ghé thăm!


Xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

 Các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp hoạt động sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, dịch vụ ăn uống cần thực hiện xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Ngoài ra, đối với các cơ sở sản xuất thực đây cũng là điều kiện cơ sở để các tổ chức, cá nhân tiến hành đăng ký công bố sản phẩm sau này. Sau 16 năm hoạt động, Công ty Vihabrand tự hào là một trong những hãng luật có uy tín và năng lực hàng đầu trong lĩnh vực xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cũng như tư vấn các thủ tục pháp lý phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của hàng trăm ngàn doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng thực phẩm trên khắp cả nước.

xin-giay-chung-nhan-co-so-du-dieu-kien-ve-sinh-an-toan-thuc-pham
GIẤY CHỨNG NHẬN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Căn cứ pháp lý

Luật An toàn thực phẩm năm 2010;

- Nghị định 15/2018/NĐ-CP;

Nghị định 115/2018/NĐ – CP;

- Nghị định 124/2021/NĐ-CP sửa đổi nghị định 115/2018/NĐ-CP.

Giấy chứng nhận vệ sinh an toán thực phẩm là gì?

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là một loại giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các công ty, hộ kinh doanh cá thể có phát sinh hoạt động kinh doanh thực phẩm, sản xuất thực phẩm, nhà hàng, quán cà phê, cơ sở chế biến,..nhằm các cơ sở này đáp ứng đủ các điều kiện về vệ sinh, an toàn thực phẩm nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng đồng thời phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về thực phẩm.

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

- Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở chế biến thức ăn bao gồm: cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng-tin và bếp ăn tập thể.

- Cơ sở kinh doanh thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán thực phẩm như: cơ sở sản xuất thực phẩm, cửa hàng bán thực phẩm, siêu thị, chợ.

Nếu cơ sở nêu trên đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực sẽ không phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở chế biến thức ăn phải bảo đảm các điều kiện sau đây

   + Bếp ăn được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến.

   + Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh.

   + Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh.

   + Cống rãnh ở khu vực cửa hàng, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng.

   + Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại.

   + Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ.

   + Người đứng đầu đơn vị có bếp ăn tập thể có trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm.

   + Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây

   + Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;

   + Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

   + Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;

   + Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

   + Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

   + Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

   + Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

- Sở Y tế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở chế biến thức ăn

- Sở Công thương cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

- Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp

- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn về sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.

Lưu ý:

   + Mọi cán bộ, nhân viên trong đơn vị xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đều phải phải có đủ sức khỏe đảm bảo hoạt động của cơ sở. Khám sức khỏe cho cán bộ, nhân viên là một trong những yêu cầu bắt buộc trong thủ tục xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

   + Đồng thời cán bộ, nhân viên của cơ sở phải tham gia tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm. Chủ cơ sở sẽ phải trải qua một bài kiểm tra liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm.

Quy trình xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Bước 1: Nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền như đã hướng dẫn nêu trên

Bước 2: Tiếp nhận, xử lý hồ sơ: Trong 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nếu đủ điều kiện.

Xử phat vi phạm quy định về an toàn thực phẩm

Theo  Khoản 8 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm như sau:

   + Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

   + Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

   + Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

     - Sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (sau đây gọi tắt là GMP) hoặc có Giấy chứng nhận GMP nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên dây chuyền sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền hoặc trường hợp khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

     - Buôn bán, lưu thông trên thị trường sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu đã được cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm hoặc Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm trước ngày 01 tháng 7 năm 2019 mà không thực hiện bổ sung Giấy chứng nhận GMP hoặc chứng nhận tương đương trước khi sản xuất.”.

     - Biện pháp khắc phục hậu quả:Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều nàyBuộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này.

Thời hạn của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

03 năm kể từ ngày cấp.

Lưu ý: Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh.

Dịch vụ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm của Vihabrand

Tư vấn cho khách hàng điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm ;

- Tiến hành soạn thảo hồ sơ và thay mặt khách hàng nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Trao đổi, cập nhật thông tin cho khách hàng trong quá trình thực hiện thủ tục;

- Nhận và trao lại cho khách hàng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Vihabrand là dịch vụ xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm uy tín nhất tại TPHCM. Nếu bạn đang cảm thấy phiền hà vì thủ tục cấp giấy chứng nhận quá rối rắm thì hãy liên hệ với Đại diện sở hữu trí tuệ Vihabrand để được tư vấn và hỗ trợ từ A-Z nhé! Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ
ĐƠN VỊ DỊCH VỤ ĐẠI DIỆN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VIHABRAND CO.,LTD

Bạn đang có vấn đề về pháp lý mà không biết cách giải quyết ? Hãy nhấc máy gọi ngay cho chúng tôi

theo số điện thoại : 0933 50 22 55 chúng tôi sẽ tư vẫn và hỗ trợ bạn tốt nhất !

bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng như bảo vệ lợi ích của chính mình”. 

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi 

CÔNG TY TNHH QUẢN TRỊ TÀI SẢN TRÍ TUỆ VIHABRAND

Người đại diện: (Ông) NGUYỄN VIỆT HÀ                  Chức vụ: Giám đốc

Địa chỉ trụ sở: số 20/1/6 Đặng Thùy Trâm, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Mã số thuế: 0313625602

Điện thoại: (028) 62758 518 - 0934186339                        Email: cskh.vihabrand@gmail.com

Website: https://vihabrand.org/ https://dangkythuonghieu.org/ http://dangkybanquyen.org/

Hotline: 0933 502 255 – 0934 186 339

 để được hỗ trợ và tiến hành các thủ tục pháp lý nhanh nhất và hiệu quả nhất. 

 Hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng!

 Xin chân thành cảm ơn quý khách ghé thăm!


Làm giấy công bố sản phẩm tại Quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh

 Công bố sản phẩm hay còn gọi là thủ tục lưu hành sản phẩm là một trong những chứng nhận pháp lý quan trọng mà doanh nghiệp phải đăng ký cho sản phẩm của mình trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường. Ngoài việc tuân thủ quy định nhà nước, tự công bố sản phẩm hoặc đăng ký bản tiếp nhận công bố còn là cách giúp doanh nghiệp taọ lòng tin sâu sắc cho khách hàng về tính an toàn của sản phẩm. Với kinh nghiệm và nghiệp vụ chuyên môn sâu sắc, chúng tôi đã hỗ trợ hàng trăm doanh nghiệp thực phẩm nhanh chóng hoàn thành hồ sơ công bố để kịp thông quan và đưa hàng ra thị trường đúng như tiến độ đã cam kết.

lam-giay-cong-bo-san-pham-tai-quan-binh-thanh-tphcm
LÀM GIẤY CÔNG BỐ SẢN PHẨM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Các dịch vụ công bố sản phẩm

- Thực phẩm trong nước

- Thực phẩm nhập khẩu

- Bao bì, dụng cụ tiếp xúc thực phẩm

- Thực phẩm bổ sung

Trường hợp khi xin giấy công bố sản phẩm

Căn cứ theo nghị định Số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm:Công bố sản phẩm được phân thành 02 trường hợp: Nhóm sản phẩm tự công bố sản phẩm và nhóm sản phẩm bắt buộc phải đăng ký bản công bố sản phẩm tại cơ quan có thẩm quyền. Dưới đây là thông tin chi tiết cho từng trường hợp:

Tự công bố sản phẩm

Nếu cơ sở của bạn sản xuất kinh doanh các sản phẩm thuộc danh mục sau:Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thì phải thực hiện tự công bố sản phẩm trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.

Đăng ký bản tiếp nhận công bố sản phẩm

Các sản phẩm sau không thuộc danh mục tự công bố thì phải tiến hành đăng ký bảng công bố sản phẩm tại cơ quan có thẩm quyền. Bao gồm:

   + Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.

   + Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.

   + Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm  hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.

Lưu ý: Theo Nghị Định Số 15/2018/NĐ-CP, trường hợp sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe thì từ ngày 01/07/2019 khi đăng ký công bố sản phẩm bắt buộc phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc chứng nhận tương đương.

Lưu ý cần nắm khi xin giấy công bố sản phẩm 

Trong quá trình thực hiện đăng ký giấy công bố sản phẩm có một số lỗi doanh nghiệp thường mắc phải dẫn đến hồ sơ không được tiếp nhận. Sau đây là 06 lưu ý mà doanh nghiệp cần phải nắm:

   + Thành phần hồ sơ tự công bố hoặc đăng ký bản tiếp nhận công bố phải được soạn thảo bằng tiếng việt ( có dấu). Không sử dụng tiếng nước ngoài để soạn thảo hồ sơ.

   + Phiếu kiểm nghiệm thực phẩm cần ghi rõ các chỉ tiêu an toàn thực phẩm đã được công bố do bộ Y tế ban hành và công nhận.

   + Nhãn và các tài liệu khác có liên quan đến sản phẩm nhập khẩu phải được dịch thuật công chứng

   + Các hồ sơ tài liệu đính kèm phải còn hiệu lực cho đến thời điểm nộp hồ sơ

   + Khi tiến hành tự công bố sản phẩm, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm với những gì mình công bố. Do đó, các thông tin công bố cần phải chính xác.

   + Để tránh mất thời gian, doanh nghiệp cần xác định đúng cơ quan thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm.

Hồ sơ tự công bố sản phẩm

- Bản tự công bố sản phẩm (Mẫu số 01 Nghi định 15/2018/NĐ-CP).

- Giấy phép đăng ký thành lập công ty 

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

- Phiếu kết quả kiểm nghiệm thực phẩm còn hiệu lực trong vòng 12 tháng

- Thông tin sản phẩm cần công bố và các giấy tờ có liên quan khác.

Hồ sơ đăng ký bản tiếp nhận công bố sản phẩm

Bản đăng ký bản tiếp nhận công bố sản phẩm (Mẫu số 02 Nghi định 15/2018/NĐ-CP).

- Phiếu kết quả kiểm nghiệm thực phẩm còn hiệu lực trong vòng 12 tháng

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc các chứng nhận khác có hiệu lực tương đương

- Hướng dẫn sử dụng sản phẩm, bằng chứng khoa học chứng minh công dụng và các lưu ý khi sử dụng sản phẩm

- Và một số yêu cầu khác đối với sản phẩm nhập khẩu

Quy trình thực hiện công bố sản phẩm tại Vihabrand

Bước 1: Tư vấn chi tiết các hồ sơ cần chuẩn bị

Tư vấn và xác định sản phẩm của doanh nghiệp thuộc đối tượng tự công bố hay phải đăng ký bản tiếp nhận công bố. Sau đó, hướng dẫn doanh nghiệp chuẩn bị các hồ sơ cần thiết cho quá trình đăng ký công bố sản phẩm.

Bước 2: Chỉnh sửa bổ sung hồ sơ không hợp lệ

Các chuyên gia sẽ kiểm tra các tài liệu hồ sơ do khách hàng cung cấp và hướng dẫn doanh nghiệp bổ sung hoặc chỉnh sửa nếu hồ sơ chưa hợp lệ.

Bước 3: Xây dựng chỉ tiêu và gửi mẫu kiểm nghiệm

Doanh nghiệp chỉ cần cung cấp mẫu và thông tin sản phẩm, mọi việc còn lại: xây dựng chỉ tiêu, gửi mẫu kiểm nghiệm, lấy kết quả kiểm nghiệm sẽ do Vihabrand đại diện doanh nghiệp thực hiện toàn bộ. Các chuyên viên FSC sẽ lên chỉ tiêu một cách chính xác và đầy đủ nhất, đảm bảo tiết kiệm chi phí kiểm nghiệm tối đa cho quý doanh nghiệp. Thời gian nhận phiếu kết quả kiểm nghiệm: 03 – 07 ngày

Bước 4: Xây dựng và tối ưu hồ sơ công bố sản phẩm

Sau khi đã có kết quả kiểm nghiệm, Vihabrand tiến hành soạn và tối ưu hồ sơ hoàn chỉnh với phương châm làm đúng ngay từ đầu để không phải nộp lại hồ sơ hoặc chỉnh sửa, bổ sung nhiều lần.

Bước 5: Đại diện doanh nghiệp đóng phí và nộp hồ sơ

Sau khi đã chuẩn bị các hồ sơ tài liệu hợp lệ, Vihabrand sẽ tiến hành soạn hồ sơ, thay doanh nghiệp đóng lệ phí và nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận cho sản phẩm của quý doanh nghiệp.

Bước 6: Bàn giao chứng nhận cho khách hàng

Vihabrand sẽ theo dõi kết quả, nhận giấy phép an toàn thực phẩm và bàn giao cho doanh nghiệp.

Theo đó, doanh nghiệp chỉ cần cung cấp:

   + Mẫu sản phẩm

   + Nhãn sản phẩm hoặc hình ảnh nhãn sản phẩm

   + Giấy phép kinh doanh

Các bước còn lại như: Xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm, gửi mẫu kiểm nghiệm, soạn hồ sơ, nộp hồ sơ,… Vihabrand sẽ thay doanh nghiệp hoàn tất và bàn giao trong thời gian nhanh nhất. Sau thời gian bàn giao chứng nhận, Vihabrand cam kết vẫn tiếp tục tư vấn miễn phí bất cứ lúc nào khi doanh cần hỗ trợ.

Thời gian bàn giao giấy công bố sản phẩm

   + Kiểm nghiệm sản phẩm: 03 – 05 ngày làm việc

   + Giấy  tự công bố sản phẩm: 03 – 05 ngày làm việc

Vậy trên đây là dịch vụ làm giấy công bố sản phẩm tại Quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh của Vihabrand. Để có thể hiểu rõ hơn về thủ tục công bố sản phẩm, hãy liên hệ ngay

ĐƠN VỊ HỖ TRỢ PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP VIHABRAND

Chúng tôi tin rằng Quý Công ty quan tâm đến các lợi ích về SHTT của Quý Công ty. Còn với VIHABRAND lợi ích của quý công ty cũng là lợi ích của chúng tôi, bởi chúng tôi quan niệm rằng:

“bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng như bảo vệ lợi ích của chính mình”. 

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi 

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIHABRAND

ĐC: 20/1/6, Đ.Đặng Thùy Trâm, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh

Email  : vihaco.gov@gmail.com

Website.https://dangkythuonghieu.org

Tel : (028) 62 758 518 - Fax: (028) 62 758 519

Hotline: 0933 502 255 – 0909 444 771

 để được hỗ trợ và tiến hành các thủ tục pháp lý nhanh nhất và hiệu quả nhất, tư vấn MIỄN PHÍ

VIHABRAND luôn sẵn sàng đón chào Quý Công ty và hân hạnh được phục vụ!

 Xin chân thành cảm ơn quý khách ghé thăm!


Đăng ký tên thương hiệu cửa hàng tại Quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh

 Thương hiệu là hình tượng của doanh nghiệp, có thể được cấu thành bởi tên gọi, dấu hiệu, từ ngữ, một hình ảnh, thiết kế hoặc bao gồm tất cả các yếu tố đó để xác định một sản phẩm, dịch vụ nhằm phân biệt sản phẩm, dịch vụ của đơn vị kinh doanh này với sản phẩm, dịch vụ của đơn vị kinh doanh khác… Trên thực tế “thương hiệu”, “logo” “logo độc quyền” thực chất chính là cách gọi khác mà chúng ta chỉ đến một đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ đó chính là “nhãn hiệu”. Vihabrand là đơn vị đại diện sở hữu trí tuệ do Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp quyết định cho phép hoạt động trong lĩnh vực tư vấn đăng ký và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho khách hàng trong nước và khách hàng Quốc tế có nhu cầu đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam

dang-ky-ten-thuong-hieu-cua-hang-tai-quan-binh-thanh-tphcm
DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ TÊN THƯƠNG HIỆU CỬA HÀNG TRỌN GÓI GIÁ RẺ

1. Thương hiệu là gì?

Thương hiệu hay theo thuật ngữ pháp lý là Nhãn hiệu, được định nghĩa là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức khác nhau.

Thương hiệu có thể là những ký hiệu, biểu trưng (logo), từ ngữ mang tính khẩu hiệu (slogan),…được gắn vào bao bì sản phẩm, mác sản phẩm, hay bản thân sản phẩm, giúp phân biệt sản phẩm này với sản phẩm khác, hay thương hiệu được in trên các phương tiện kinh doanh như biển quảng cáo, banner, brochure, danh thiếp, website, fanfages của doanh nghiệp, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, cung cấp dịch vụ,…

Như vậy, thương hiệu có thể được hiểu là:

- Tên gọi, thuật ngữ, thiết kế (logo), ký hiệu hay bất cứ dấu hiệu nào khác (gọi chung là dấu hiệu).

- Dấu hiệu này dùng để nhận diện một sản phẩm, một dịch vụ hay nhận diện nhiều sản phẩm, nhiều dịch vụ của Doanh nghiệp, Công ty, cá nhân kinh doanh;

- Dấu hiệu này thường được gắn lên hàng hoá, bảng hiệu, bao bì, giấy tờ giao dịch, website, fanpage, các phương tiện kinh doanh…

Như vậy, mục đích cuối cùng của Thương hiệu là sự phân biệt, theo đó, người kinh doanh xây dựng thương hiệu để Người tiêu dùng có thể nhận ra sản phẩm, dịch vụ của mình, và theo đó, giữ chân họ luôn sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình.

2. Thủ tục đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu cho cá nhân như thế nào?

Khi cá nhân muốn đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu, thì phải thực hiện thủ tục đăng ký độc quyền thương hiệu theo các bước như sau:

Bước 1: Người muốn bảo hộ thương hiệu chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và nộp theo như hướng dẫn tại Mục 3;

Bước 2: Sau khi nộp hồ sơ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành thẩm định hình thức hồ sơ trong 01 tháng, kể từ ngày hồ sơ được nộp đầy đủ;

Bước 3: Cục Sở hữu trí tuệ công bố đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu trên Công báo của Cục Sở hữu trí tuệ trong vòng 02 tháng, kể từ ngày có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ (tức hợp lệ về hình thức hồ sơ ở Bước 2);

Bước 4: Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành thẩm định nội dung đơn bảo hộ thương hiệu.

Mục đích của việc thẩm định nội dung đơn đăng ký thương hiệu là đánh giá khả năng bảo hộ của dấu hiệu và phạm vi bảo hộ trong đơn đăng ký với các điều kiện bảo hộ theo quy định của pháp luật. Thời gian thẩm định nội dung ở giai đoạn này theo quy định là 9 tháng.

Nếu trong quá trình thẩm định nội dung đơn, người nộp đơn chủ động hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành việc sửa chữa đơn, bổ sung tài liệu hoặc giải trình thì thời hạn thẩm định nội dung được kéo dài thêm tương ứng với thời hạn dành cho người nộp đơn thực hiện các công việc đó.

Bước 5: Thông báo kết quả thẩm định nội dung đơn, cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu

Trường hợp thương hiệu đăng ký đáp ứng điều kiện bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ có thông báo đóng phí cấp văn bằng, lúc này Người nộp đơn phải thực hiện đóng phí cấp văn bằng trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày có thông báo đóng phí, nếu quá thời hạn này, Cục SHTT sẽ hủy hồ sơ đăng ký.

Trường hợp đơn có dấu hiệu chưa đáp ứng điều kiện bảo hộ, Cục SHTT sẽ có văn bản dự định từ chối cấp bằng, lúc này Người nộp đơn có thời hạn 03 tháng để xem xét phản hồi đến Cục, nếu phản hồi chưa thuyết phục hoặc không phản hồi, Cục SHTT sẽ hủy hồ sơ đăng ký.

3. Cá nhân đăng ký độc quyền thương hiệu cần giấy tờ gì?

Hồ sơ cá nhân đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu bao gồm:

+ Tờ khai đăng ký độc quyền thương hiệu

+ Mẫu Thương hiệu của cá nhân cần đăng ký (chuẩn bị 5 mẫu);

+ Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua Đại diện sở hữu công nghiệp);

+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ);

+ Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng quyền đăng ký của người khác);

+ Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

4. Cá nhân nộp hồ sơ đăng ký độc quyền thương hiệu bằng cách nào?

Người nộp hồ sơ đăng ký độc quyền thương hiệu có thể nộp hồ sơ đăng ký bằng những cách sau:

Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp

Người nộp đơn có thể nộp hồ sơ đăng ký độc quyền thương hiệu trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu Trí tuệ dưới đây:

Cách 2: Nộp thông qua Tổ chức Đại diện sở hữu công nghiệp. Tổ chức đại diện SHCN là tổ chức dịch vụ SHTT chuyên nghiệp, đã được Cục SHTT cấp giấy phép và ghi nhận trong hệ thống quản lý của Cục. Theo đó, bạn chỉ cần ký Giấy ủy quyền, mọi giấy tờ và giao dịch với Cục sẽ do tổ chức này chủ động thực hiện.

Ngoài ra, có thêm một cách nộp đơn đăng ký, nhưng cách này không thực hiện được đối với cá nhân, đó là Nộp hồ sơ trực tuyến. Nộp hồ sơ trực tuyến là cách đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu trực tuyến thông qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu Trí tuệ. Để đăng ký theo cách này, Người đăng ký cần có chữ ký số (còn gọi là USB Token) và phải đăng ký tài khoản trên Cổng dịch vụ công trực tuyến. Do đó, chỉ có doanh nghiệp, công ty mới có thể nộp theo cách này.

5. Tại sao cá nhân cần đăng ký độc quyền thương hiệu?

Đăng ký độc quyền thương hiệu cho cá nhân là một thủ tục hành chính, theo đó, cá nhân nộp đơn đăng ký bảo hộ tại Cục sở hữu trí tuệ để được xem xét cấp văn bằng độc quyền thương hiệu. Việc đăng ký thương hiệu có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với tổ chức, cá nhân kinh doan nói chung và người kinh doanh nói riêng, cụ thể:

- Theo quy định của pháp luật hiện hành, thương hiệu của cá nhân chỉ được bảo hộ khi cá nhân đó tiến hành đăng ký và được nhà nước cấp văn bằng độc quyền để sử dụng thương hiệu, ngăn cấm người khác làm nhái, sao chép thương hiệu nhằm thực hiện các mục đích khác. Như vậy, nếu không đăng ký, thì thương hiệu của bạn sẽ không được bảo hộ.

- Nếu một thương hiệu mà không có ai đăng ký, thì bạn và tất cả những người khác đều có quyền sử dụng thương hiệu đó.

- Bạn sẽ không có căn cứ để xử lý hành vi làm giả, làm nhái nhãn hiệu, logo, tên nhãn hiệu giống sản phẩm/dịch vụ của bạn nếu bạn không đăng ký;

- Khi bạn thực hiện thủ tục đăng ký và được cấp bằng độc quyền thương hiệu, bạn được pháp luật trao quyền “độc quyền” sử dụng thương hiệu. Theo đó, bạn có quyền ngăn cấm người khác sử dụng thương hiệu tương tự, nhầm lẫn với thương hiệu mà bạn được bảo hộ;

- Nếu bạn không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đối với thương hiệu mà bạn đang sử dụng, và có người khác đăng ký nhãn hiệu đó, thì họ có quyền cấm bạn sử dụng.

6. Những lưu ý khi cá nhân nộp hồ sơ đăng ký độc quyền thương hiệu?

Không phải thương hiệu nào đăng ký cũng được bảo hộ (được cấp Văn bằng bảo hộ) mà thương hiệu đó cần phải thực hiện theo trình tự và chuẩn bị hồ sơ kỹ lương như đã trình bày ở Mục 2 và Mục 3. Ngoài ra, theo quy định pháp luật, có một số trường hợp không được bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu (thương hiệu):

Điều 73. Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu

Các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu:

1. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;

2. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;

3. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;

4. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;

5. Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.

Như vậy, để một thương hiệu được bảo hộ độc quyền, thì phải xem thương hiệu đó có đáp ứng những điều kiện nói trên hay không. Tuy nhiên, đây là một công việc không hề dễ dàng, vì bạn phải có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thì mới có thể thực hiện được. Do vậy, chúng tôi khuyên bạn nên tìm một Công ty luật hoặc một Tổ chức chuyên nghiệp như Công ty Vihabrand để họ đánh giá và hỗ trợ bạn. Bên cạnh đó, thời gian để Cục Sở hữu trí tuệ xem xét bảo hộ độc quyền thương hiệu thường kéo dài khá lâu, khoảng từ 18-24 tháng. Và trong suốt thời gian này, bạn phải theo dõi các thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ, nếu không, việc nộp đơn đăng ký sẽ không mang lại kết quả gì.

7. Dịch vụ đăng ký độc quyền thương hiệu cho cá nhân của Vihabrand

Công ty Luật Bản quyền Quốc tế (Vihabrand) là Tổ chức Đại diện Sở hữu công nghiệp được chứng nhận bởi Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam. Luật sư và chuyên viên của Chúng tôi đã được đào tạo chuyên sâu về Sở hữu trí tuệ từ Cục Sở hữu trí tuệ và Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO), Chúng tôi có đủ năng lực và kinh nghiệm để hỗ trợ bạn:

- Tư vấn về khả năng đăng ký và sử dụng thương hiệu cho cá nhân;

-Tư vấn hoàn thiện hồ sơ và thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu cá cho nhân;

- Tiến hành các thủ tục phản đối, khiếu nại và hủy bỏ hiệu lực bằng độc quyền bảo hộ thương hiệu cho cá nhân;

- Gia hạn hiệu lực bằng độc quyền bảo hộ thương hiệu cho cá nhân;

- Ghi nhận những thay đổi liên quan đến bằng độc quyền bảo hộ thương hiệu cho cá nhân;

-Tư vấn đăng ký chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ đối với thương hiệu cho cá nhân;

- Quản lý hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu cho cá nhân đến khi có kết quả cuối cùng, chủ động cập nhật tình trạng xử lý hồ sơ và kịp thời phúc đáp ý kiến của Cơ quan đăng ký.

Vihabrand là dịch vụ đăng ký tên thương hiệu cửa hàng tại Quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh. Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký thương hiệu cho cá nhân cho tổ chức, doanh nghiệp, công ty vui lòng liên hệ

ĐƠN VỊ HỖ TRỢ PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP VIHABRAND

Chúng tôi tin rằng Quý Công ty quan tâm đến các lợi ích về SHTT của Quý Công ty. Còn với VIHABRAND lợi ích của quý công ty cũng là lợi ích của chúng tôi, bởi chúng tôi quan niệm rằng:

bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng như bảo vệ lợi ích của chính mình”. 

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi 

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIHABRAND

ĐC: 20/1/6, Đ.Trục, P.13, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh

Email  : vihaco.gov@gmail.com

Website.https://dangkythuonghieu.org

Tel : (028) 62 758 518 - Fax: (028) 62 758 519

Hotline: 0933 502 255 – 0909 444 771

 để được hỗ trợ và tiến hành các thủ tục pháp lý nhanh nhất và hiệu quả nhất, tư vấn MIỄN PHÍ

VIHABRAND luôn sẵn sàng đón chào Quý Công ty và hân hạnh được phục vụ!